Trong cuộc sống thường nhật, chúng ta thường tuân theo quan niệm thắng làm vua, thua làm giặc. Nhất là khi đối mặt với đối thủ cạnh tranh và kẻ thù, chúng ta nghiêm khắc yêu cầu bản thân phải nhẫn tâm đánh bại đối phương, không được chậm trễ hay do dự, dường như những đối thủ đó sinh ra là để cho chúng ta đánh bại.
Khi xung đột xảy ra, chúng ta không nên chỉ nghĩ đến lợi ích của mình, không nên hạ thấp đối phương, càng không cần phải hạ nhiệt mối quan hệ xuống mức đóng băng. Nếu chúng ta có thể kiềm chế, sẵn sàng bỏ đi những thành kiến, chú ý tới thể diện và giữ gìn phẩm giá của đối phương, thì tin rằng đối phương cũng sẽ biết ơn bạn, từ đó khiến mâu thuẫn được hòa giải.
Khi quân Đồng minh tấn công quân đội Đức, Thủ tướng Anh Winston Churchill từng nói: “Bất cứ lúc nào cũng không được nhục mạ hay hạ thấp kẻ thù và đối thủ của mình, bạn luôn phải dành cho họ sự tôn trọng cần thiết. Dù muốn đánh bại họ thì bạn cũng phải cho họ một lễ tang tử tế nhất.” Đây là sự khoan dung đại lượng. Nếu chúng ta coi xung đột như một cuộc đấu tranh sinh tồn, như một cuộc đối đầu ngang tài ngang sức, thì tình hình sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn mà thôi. Chỉ khi bạn nghĩ cách bảo vệ thể diện và phẩm giá của đối thủ, họ sẽ không có lý do gì để tiếp tục chống lại bạn, bởi vì lòng khoan dung đã tích thêm cho bạn một tình người.