5.
Sau khi bố đi, một người chưa từng lo nghĩ qua việc nhà như mẹ đối với cuộc sống trở nên lúng ta lúng túng.
Mà thu năm 2019, bà ngoại lại nhập viện vì viêm phổi do nhiễm lạnh. Mẹ chỉ có thể ban ngày đi làm, còn ban đêm ở viện chăm sóc bà.
Mẹ thường bị bà quở mắng vì ánh mắt không còn sức sống, luôn phải để bà chỉ bước nào làm bước ý. Mẹ cũng cảm thấy rất tủi thân, mẹ cũng đâu có kinh nhiệm chăm sóc người khác đâu.
Qua vài ngày, mẹ cũng mệt đến mức tái phát bệnh cũ, bản thân bị ốm rồi.
Bà ngoại liền gọi điện cho cậu. Cậu lầm bà lầm bầm, bất mãn nói “Cái việc chăm sóc người già này là sở trường của chồng chị, để chồng chị chăm sóc mẹ thì đáng lẽ ngay từ đầu chị không nên li hôn”.
Bà ngoại lại đi tìm dì nhỏ. Nhưng dì nói ” Dì cũng có một gia đình lớn phải chăm sóc, không đi được”. Bà tức đến mức mắng dì một trận thậm tệ.
Dì thẹn quá hóa giận nói ” Mẹ, mẹ phải hiểu cho con chứ. Đi làm không phải là cái kiểu không có công việc cố định như anh rể. Con phải bỏ công bỏ việc chăm sóc mẹ, chẳng lẽ đợi con già rồi sẽ bị ruồng rẫy giống anh rể sao”.
Bà ngoại ngơ ngác không biết nói gì.
Thật ra, bà ngoại luôn không thích bố tôi. Bà luôn thấy bố trèo cao, không xứng với đứa con gái ưu tú củ mình.
Một đôi vợ chồng dù tình cảm có tốt đến mấy thì cũng không thể tránh khỏi phát sinh tranh chấp.
Mỗi lần bố mẹ cãi nhau, thì người vừa nóng tính vừa bao che con gái như bà ngoại tôi lại trách mắng bố.
“Nhà cửa , xe cộ đều do nhà tôi mua, còn anh chỉ có đem cái thân không có gì sẵn đến ở. Bây giờ cũng là con gái tôi kiếm nhiều, anh ăn tiền nó kiếm ở nhà nó mua, vậy thì anh có tư cách gì mà ra oai trước mặt nó hả?”
Bố chắc chắn sẽ không đôi co với người lớn, chỉ có thể lặng lẽ cho qua.
Bà ngoại lúc nào cũng nói với mẹ phải nắm chắc tài sản trong nhà, bố là “phượng hoàng nam”, bẻ gãy cánh của bố thì bố sẽ không làm gì nổi.
Bây giờ nhớ lại những việc trước kia, tôi chỉ cảm thấy khó chịu đến nghẹt thở.
Một trái tim nhiệt thành nhưng luôn phải chịu tổn thương thì dần dần sẽ có ngày trở nên nguội lạnh ?
6.
Sau đó mẹ với cậu dì cùng thống nhất sẽ góp tiền đi thuê điều dưỡng chăm sóc bà.
Bà ngoại nói không biết bao nhiêu lần, hâm mộ ông ngoại mất sớm được con rể chăm sóc chu đáo. Không như bà bị điều dưỡng lật qua lật lại như con cá trên thớt, người ngoài làm sao có tâm bằng người nhà được.
Bà cằn nhằn than thở hết cái nọ đến cái kia, cốt để tôi đi thuyết phục mẹ, đi nhận lỗi, nói lời ngon tiếng ngọt khuyên bố trở về.
Tôi nhịn không được hỏi bà “Muốn bố cháu quay về là mong bố cháu đi chăm sóc bà hay là bà thật lòng mong bố mẹ cháu tái hôn?”
Bà ngoại im lặng hồi lâu.
Chốc sau bà mới nói ” Là chúng ta có lỗi với bố cháu. Cái tính khí này của mẹ cháu, mai sau nếu không có bố cháu ở bên thì rất khó sống”.
Gần Tết bà ngoại vì xuất huyết não mà đột ngột qua đời. Mẹ khóc đến chết đi sống lại. Bà luôn miệng lẩm bẩm “Mai sau mình sẽ ra sao? Sẽ sống như thế nào đây?” Sự ra đi của bà ngoại gây đả kích rất lớn đến mẹ. Mẹ từ chức quản lý ở nhà máy, đem việc giao cho cậu.
Qua hơn nửa năm, anh trai nói với tôi rằng mẹ bị chẩn đoán mắc trầm cảm.
Thì ra trước đây mẹ sống với em dâu không hợp liền chuyển đến ở với bà ngoại. Bà ngoại mất rồi, tôi lại lấy chồng xa, mẹ trở nên cô độc lẻ loi một mình.
Suốt nửa cuộc đời mẹ được bố chiều chuộng nâng niu trong lòng bàn tay nên kĩ năng sống rất kém, nấu cơm thôi cũng có thể tí đốt trụi phòng bếp.
Nếu mà không mời người giúp việc thì ba bữa một ngày của mẹ cũng không chắc nên hồn.
Nhưng người giúp việc chỉ có thể bảm đảm mẹ ăn no mặc ấm, không thể cùng mẹ tâm sự tuổi hồng, càng không thể cho mẹ những giá trị tình cảm tốt đẹp.
Mẹ ngày càng trầm lặng, luôn nhốt mình trong bệnh tật.
Tôi muốn đưa mẹ đến sống cùng mình nhưng bà từ chối. Nói “Ở đâu cũng không bằng ở nhà mình được”. Hơn nữa 2020 Covid hoành hành cũng không tiện đến tìm tôi.
Sau đó cảm xúc của mẹ ngày càng tệ đi. Chỉ trong một năm li hôn ngắn ngủi mà nhìn mẹ như bị rút đi hết tinh thần, cả người hốc hác tiều tụy đi trông thấy.
Anh tôi nói bà thường một mình nhốt trong nhà vệ sinh, cầm ảnh chụp chung của mình và chồng, vừa nhìn vừa khóc.
Tôi nghĩ có phải là bà đã hối hận rồi không?
Suốt bao năm nay, nhà tôi, nhà bà ngoại tôi một bên thì luôn hưởng thụ sự chăm sóc của bố, một bên thì xem nhẹ sự hi sinh của ông.
Nhất là mẹ, mẹ đem những điều mà bố đã làm cho bà trở thành lẽ dĩ nhiên.
Khi người nhà mẹ ức hiếp bố, mẹ cũng chỉ im lặng cho qua.
Lúc bố rời đi cũng là lúc tất cả chúng tôi phải trải qua sự khó khăn không nói thành lời. Và cũng vào lúc này chúng tôi mới ngộ ra “Trên thế giới này một ai có nghĩa vụ phải đối xử tốt với ai”.
7.
Mùa đông năm 2020, khi mẹ qua đường không biết ngơ ngác thế nào mà suýt bị xe tông.
Hàng xóm nhắc tôi phải quan tâm đến trạng thái tinh thần của bà. Bảo bà mấy ngày cũng không bước chân ra cửa, cứ khóa mình trong nhà, không biết đang làm gì.
Tôi và anh trai không có cách nào, đành phải thử nhờ cậy bố xem sao.
Chúng tôi biết rằng để người bố đã li hôn phải chăm sóc vợ trước là hơi quá đáng. Nhưng chúng tôi thật sự bất lực rồi.
Bố sau khi biết tình trạng của mẹ đã mua vé máy bay nhanh nhất để về nhà.
Tôi và anh trai vui đến mức rơi lệ.
Khoảnh khắc mẹ nhìn thấy bố, người phụ nữ kiên cường nửa người ấy vậy mà cầm tay bố không buông, khóc to như một đứa trẻ.
Vành mắt của bố cũng đỏ hoen, ôm mẹ vào lòng, vỗ nhẹ vào lưng mẹ , dịu dàng nói “Không sao, có anh đây rồi”.
Bố hỏi mẹ, có muốn đi ra biển chơi, câu cá, nhặt vỏ sò không. Mẹ gật đầu như giã tỏi.
Mẹ nói, nhà của con trai không phải là nhà, nhà của con gái cũng không phải là nhà. Bà ngoại mất, mẹ đến nhà mẹ đẻ cũng không còn nữa rồi. Chỉ cần bố nguyện ý dẫn mẹ, thì đi đâu mẹ cũng sẵn lòng.
Tháng 6/2021, tôi cùng chồng đã đến làng chài nhỏ, quê hương nơi bố tôi chôn rau cắt rốn.
Vừa vào cửa, tôi bị mẹ dọa đến giật mình. Tuy rằng phơi nắng hơi đen nhưng tinh thần rất tốt, đến mức cả mắt cũng như đang cười.
Có bố ở bên chắc mẹ hạnh phúc lắm.
Bố đưa chúng tôi ra bờ biển chơi, tôi đi dép lào đặc sản của Quảng Đông, đi bộ vang lên những tiếng “pa pa” qua làng chài.
Tôi nhớ hồi nhỏ bố cũng từng đưa chúng tôi về đây. Lúc ấy vẫn chưa có đường bê tông, trời lại vừa mới mưa xong, khắp nơi toàn là những vũng bùn lồi lõm. Giày cao gót của mẹ không may bị giẫm vào bùn, mẹ hét thất thanh, cố rút chân ra thì trên chiếc váy mới mua toàn là những chấm bùn.
Ông bà nội rất nhiệt tình, làm cho nhà chúng tôi một bàn đầy thức ăn. Nhưng chúng tôi thật sự ở không quen, cứ cãi nhau đòi về nhà.
Bố mẹ lại cãi nhau, đến ngày hôm sau thì mẹ dắt tay hai anh em chúng tôi đi trước. Đó cũng là lần duy nhất chúng tôi được về quê nội.
Sau đó mặc cho bố khẩn cầu thế nào, mẹ cũng không cho phép bố đưa hai anh em về quê nữa, tất nhiên mẹ cũng sẽ không bao giờ đi.
Rằm tháng Giêng hằng năm, bố đều một mình về quê thăm ông bà nội. Nghĩ lại thì chắc hẳn lúc ấy bố buồn lắm.
8.
Chúng tôi đi thăm ông bà nội. Tuy rằng bất đồng ngôn ngữ nhưng tình cảm máu mủ ruột già là thứ rất đáng quý.
Bà nội hào hứng bừng bừng dẫn tôi thi thăm vườn rau của bà, giới thiệu cho tôi mướp, cà tím, cà chua những loại rau mà bà trồng được. Ông nội còn đưa chúng tôi ra biển câu cá.
Buổi tối cả gia đình quây quần nướng thịt bên nhau trong sân nhà, nguyên liệu đồ ăn đều là mẹ tôi chuẩn bị đó.
Động tác của mẹ vừa thành thạo vừa điêu luyện, khác một trời một vực với Kiều tiểu thư 10 ngón tay không dính nước trước kia.
Bố nói, cũng tại bố trước kia bảo vệ mẹ quá tốt, bố vừa rời đi mẹ liền sụp đổ rồi. Giờ bố đã có ý thức phân chia một phần việc nhà cho mẹ, cùng mẹ chăm sóc người già. Giúp mẹ học cách độc lập, trả giá và gánh vác trách nhiệm.
Mà mẹ sau khi trải qua việc li hôn và mất đi người thân cũng bớt đi vài phần ích kỉ trong những năm qua.
Mẹ nói, trước kia bản thân kiếm được nhiều tiền, bà luôn nghĩ rằng nhà phải dựa hoàn toàn vào bà chèo chống.
Không có bố, mẹ mới nhận ra, nếu không có bố thì mẹ không thể như cá gặp nước, thuận lợi trong công việc như vậy.
Về đây, mẹ mới biết bố thích ăn nhất là hải sản. Mà mẹ bị dị ứng hải sản, bàn ăn 20 năm qua của gia đình chưa bao giờ có bóng dáng của hải sản.
Mẹ giúp bố làm việc nhà, chăm sóc người già, mới biết những công việc này rất vất vả.
Ngày trước mẹ cứ nghĩ mình kiếm tiền khổ như thế, bố ở nhà chỉ toàn hưởng thụ là hưởng thụ.
Nói tới đây mẹ khóc không thành tiếng.
Bố đang nướng xiên thịt thấy mẹ khóc thì lập tức vội vàng đến hỏi xem có chuyện gì.
Mẹ rơm rớm nước mắt, tay lấy một ly rượu, trịnh trọng nói với bố: ” Lão Lưu, Em kính anh một ly, cảm ơn anh luôn bao dung em, bảo vệ em, Hi vọng đến kiếp sau vẫn được làm vợ của anh, đổi lại em sẽ chăm sóc anh, đối xử tốt với anh”.
Đôi mắt bố đỏ bừng, mặt có chút gì đó xấu hổ. Bố nhận lấy ly rượu, ngửa đầu uống cạn.
Tôi lập tức cúi thấp đầu hòng giấu đi những giọt nước mắt của mình.
Bố mẹ đều là những nhân tài của thời đại trước, bố cũng đã từng là một thiếu niên hăng hái, tương lai đầy triển vọng. Nhưng vì mẹ, vì lời thề tình yêu mà rời xa quê hương, rời xa vòng tay cha mẹ, chịu sự trách móc của cha mẹ.
Bố can tâm cúi đầu, dùng thân thể trầm mặc này nâng mỗi người trong gia đình lên cao hơn.
Hi sinh không đáng sợ, cái đáng sợ là không được mọi người công nhận và tôn trọng.
Bố đã từng vì tổn thương mà đóng cửa trái tim, li hôn bỏ đi, bố muốn dùng nốt phần đời còn lại sống dựa vào cách thức của bản thân.
Nhưng khi mẹ cần bố thì bố vẫn sẵn sàng quay lại giúp đỡ không chút do dự.
Giống như mẹ đã từng nói “Trái đất này dù thiếu đi ai cũng vẫn quay” . Nhưng chỉ có duy nhất bố, người dùng tấm chân tình chờ đợi mẹ.
May mắn rằng mẹ đã nhìn thấu được sự hi sinh của bố, hiểu được sự quý trọng của bố mà bắt đầu hồi đáp lại tấm lòng của người.
May mắn rằng mẹ đã thông suốt mà cùng bố đi bù đắp quãng thời gian tiếc nuối hồi trước.
Nếu khoảng cách giữa hai trái tim đủ gần, đủ bao dung lẫn nhau, thấu hiểu nhau thì quãng đời còn lại dù cho mưa gió gian khổ cũng không có gì đáng sợ.