Có những quy tắc xã hội nào mà chúng ta nên hiểu sớm?

1. Đừng quá tò mò việc riêng của người khác

Con người ta càng lớn càng nhiều bí mật, bí mật không phải vì họ không muốn chia sẻ với ai mà là bởi, có những thứ họ muốn giữ cho riêng mình.

Chính vì có bí mật mới có sự suy đoán, tò mò, nhưng, trong thế giới của người trưởng thành, bạn cần phải biết khi nào nên tò mò, khi nào không. Điều gì người ta muốn công khai, muốn để bạn biết, họ sẽ tự khắc nói với bạn, còn khi đã không muốn chia sẻ với bạn, vậy thì đừng quá tò mò làm ra ngô ra khoai.

Tò mò với tri thức, tò mò về thế giới bên ngoài là tốt, nhưng tò mò vào việc riêng của người khác hay những chuyện không nên chưa chắc đã là điều tốt, cẩn thận sự tò mò đem lại cho bạn họa vào thân, đây là nguyên tắc giao tiếp cơ bản giữa những người trưởng thành với nhau.

2. Người “được” bạn đố kị, tất nhiên có điểm hơn bạn

Con người vốn dĩ là loài động vật có lòng tham vô đáy, không bao giờ biết thỏa mãn với chính mình, nhìn thấy người khác sống tốt hơn mình, sướng hơn mình, thường sẽ nảy sinh sự ngưỡng mộ, nhưng có những sự ngưỡng mộ đi quá giới hạn trở thành lòng đố kị, ghen ghét.

Trong thế giới của người trưởng thành, chỉ đơn giản là không làm thì không có ăn, chỉ ngưỡng mộ thôi cũng chẳng được tích sự gì, người khiến bạn phải ghen tị, ắt có điểm hơn bạn, nhận ra được điểm này, bạn mới có tinh thần cầu tiến, tinh thần học hỏi từ chính những người đó.

3. Lý trí luôn phải xếp trước kích động

Đối với một người trưởng thành mà nói, lý trí cần phải đi trước sự cảm tính, sự kích động nhất thời. Đừng trở thành một tên khổng lồ ngu ngốc, chỉ biết cậy mình cơ bắp hơn người, động một chút là dùng sức mạnh để giải quyết vấn đề, làm gì cũng phải suy tính cho kĩ hậu quả, muốn lăn lộn được ngoài xã hội, phải dùng cái đầu.

4. Người khác có tài giỏi, có thành công tới đâu cũng không liên quan gì tới bạn

Người trưởng thành cần phải nhận thức được con đường mình sẽ đi, cần phải vẽ ra một đường ranh giới giữa thế giới của bản thân, con đường của bản thân với thế giới của người khác, con đường của người khác.

Người khác có tài giỏi tới đâu, có thành công tới đâu cũng không liên quan tới bạn, bạn dù có sống một cuộc sống bình phàm nhưng luôn sống hết mình, nỗ lực hết mình, sống một cách ý nghĩa vậy cũng đã là thành công rồi.

5. Sau 20, 25 tuổi, càng phải trân trọng thời gian hơn

Trước 25 tuổi, có người sẽ cảm thấy thời gian còn rất nhiều, vì tâm lý này nên cảm thấy thời gian trôi qua thật chậm, bản thân vẫn còn “nhàn chán”, “cứ từ từ”. Sau 25 tuổi, mọi người thường hay so sánh mình với người khác, trông thấy những người bằng tuổi người có nhà có xe, người đã kết hôn, người đi du lịch đó đây, người công việc viên mãn, cộng thêm với tư tưởng thành gia lập nghiệp, trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng… khó tránh khỏi việc nảy sinh tâm lý “vội vàng”.

Chính vì vậy, dù một ngày vẫn có 24 tiếng, nhưng dường như lại cảm thấy trôi qua nhanh hơn lúc trước, một tuần, một tháng, một năm sao mà trôi qua nhanh tới vậy.

Thực ra, không phải thời gian trôi nhanh, mà là tiềm thức của bạn đang thúc đẩy bạn, khiến bạn trân trọng thời gian hơn.

———————–

Thế giới của người trưởng thành, phải bước ra khỏi vòng tay bao bọc của ba mẹ, phải tự vun đắp cho cuộc sống, sẽ trở nên phức tạp, khó khăn hơn trước đó rất nhiều, hi vọng hiểu ra được 5 quy tắc xã hội này, cuộc sống của bạn sẽ trở nên nhẹ nhàng, viên mãn hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *