Tranh con nít vẽ nhìn rất thảm hoạ nhưng chúng thực sự không cảm thấy bức tranh đó xấu?
Ý tôi là cái sinh vật trên giấy ấy rõ ràng không giống một con chó. Thậm chí sinh vật đó còn được xác định dựa trên nét vẽ nhô ra?
Tôi biết là kỹ năng vận động của tụi trẻ còn yếu, nhưng kỹ năng thị giác cũng kém thế à?
____________________
Link Reddit: https://redd . it/g2t4wm
____________________
u/KittyScholar (55 points)
Sự đồng cảm của trẻ em còn yếu kém.
Ví dụ nhé, khi viết ghi chú, tôi sẽ đánh dấu một hình xoáy đặc biệt, nhìn khá kì lạ. Nó có nghĩa là, với tôi ấy, ” đây là một sự giải thích, nhưng đều có thể tự hiểu/hiểu rõ ràng, nên tôi chả cần phải ghi chú thêm gì”. Theo tôi, kí hiệu này là có ý nghĩa, tôi đã dùng nhiều năm rồi.
Nếu tôi cho người bạn cùng lớp xem bản ghi chú này, tôi biết là tôi sẽ phải giải thích kí hiệu đó. Thứ này tôi hiểu được chứ người khác thì không. Tôi biết điều đó, vì tôi hiểu rằng người bạn đó và tôi là hai con người khác nhau.
Trẻ nhỏ không nhận thức được rằng những người khác có lẽ sẽ không hiểu và sẽ trải nghiệm theo cách khác với chúng. Thí dụ nhé, khi chơi trò trốn tìm, nếu phải đi trốn, rất có thể lũ trẻ sẽ che mắt mình lại, và phần thân thì chả che gì hết. Nguyên tắc: “Tui hông nhìn thấy bạn thì bạn cũng hông thấy tui đâu”.
Vì vậy, chúng vẽ một biểu tượng nào đó, và quyết định nó có nghĩa là “con chó”. Mà không nghĩ gì đến việc: chúng không bàn bạc cùng ai cả, chỉ có một mình trải nghiệm quá trình rồi tự đưa ra quyết định.
>u/KittyScholar (32 points)
Tôi biết này. Nguồn gốc của cái này là tính vị kỷ, hay còn gọi là thuyết tự coi mình là trung tâm của vũ trụ.
{Egrialrism: không có khả năng phân biệt giữa bản thân và người khác. Cụ thể hơn, đó là không thể rạch ròi giữa giản đồ chủ quan với thực tế khách quan, và không có khả năng giả định, hay hiểu biết đúng đắn về bất kỳ quan điểm nào khác ngoài quan điểm của chính mình}.
Đây là một nguồn thông tin hữu ích về thuyết tâm lí ở trẻ nhỏ. {Link dưới cmt}
Trích bài viết trong link:
“Một bước phát triển quan trọng của trẻ năm 4 tuổi là khi chúng nhận ra những suy nghĩ trong đầu mình có lẽ không đúng lắm. Ví dụ, những đứa trẻ được phép xem bên trong một hộp kẹo quen thuộc và phát hiện ra rằng ở trỏng đựng bút chì chứ không phải kẹo. Sau đó ta hỏi chúng: Bạn của bé (người chỉ được xem vẻ ngoài của hộp) sẽ nghĩ trong hộp đựng gì nào. Trẻ 3 tuổi cho rằng bạn của mình sẽ biết bên trong có bút chì, sẽ có suy nghĩ như mình hiện giờ. Nhưng trẻ 4 tuổi thì nhận ra người bạn đó sẽ bị lừa thôi, như cách mình đã mắc phải. Trẻ 3 tuổi cũng không nhớ được là những nhận định của chúng đã bị thay đổi. Vẫn là với phép thử bỏ bút vào hộp kẹo, ta hỏi chúng: Nếu chưa mở hộp thì các em nghĩ ở trong chứa cái gì. Chúng sẽ trả lời là “bút chì” chứ không nói “kẹo”, nhưng trẻ 4 tuổi thì nhớ là chúng đã từng nghĩ bên trong có kẹo. Tức là, trẻ 3 tuổi không chỉ có suy nghĩ mình là trung tâm, nói cách khác, chúng nghĩ là ai cũng có tầm hiểu biết như chúng, hơn thế nữa, chúng còn cho là đã cùng lúc hiểu được cả quan điểm của người khác và của chúng. Đến độ tuổi 4-5, trẻ nhỏ nhận thức được: Người ta nói chuyện và hành động dựa trên cơ sở của cách họ nghĩ về thế giới này. Cho dù là khi suy nghĩ của họ không phản ánh thực trạng của tình huống họ đã trải qua. Và vì thế họ sẽ không ngạc nhiên nếu thấy người bạn chiếu mới {chưa từng trải} của mình cố tìm kẹo trong chiếc hộp, thứ mà họ biết rằng chỉ có bút chì ở trỏng.”
____________________
Bài đăng của bạn Nhã Du Kích from Anoda Planet trong group:
https://www.facebook.com/…/rvn.gr…/permalink/530130127897200