Đâu đó ở trong vũ trụ, các hạt photon từ cây đèn pin mà bạn chiếu lên trời lúc nhỏ vẫn đang truyền đi khắp nơi

Hồi còn nhỏ tớ có xài đèn pin gửi mã Morse vào vũ trụ á.

>u/BlueExorzist (1.5k points)

Và tầm 150 năm nữa là có một cuộc chiến tranh liên ngân hà vì bồ lỡ chửi mẹ của thằng nào đó ngoài vũ trụ đấy.

>>u/KattMann00 (539 points)

Deez Nuts

_____________________

u/Deleugpn (360 points)

Cái này có đúng không thế? Photon có bao giờ bị phân rã không?

>u/exoduscv (477 points)

Photon truyền đi cho tới khi va chạm vào một vật thể rồi bị hấp thụ hoặc bị bật ra hướng khác, nhưng vì vũ trụ gần như trống trơn nên nó có thể truyền đi mãi.

>>u/ididntsaygoyet (390 points)

Yeah nhưng mà nó phải đi xuyên qua khí quyển của Trái đất nữa. Tôi cá là tầm 99% (nếu không phải toàn bộ) lượng photon từ cây đèn pin sẽ bị phân tán lại Trái đất.

>>>u/astroargie (127 points)

Nầu, nhà thiên văn học đây. Bầu khí quyển của Trái đất có thể coi là trong suốt đối với ánh sáng trong vùng khả kiến nhé. Vì thế nên một lượng lớn các photon (đặc biệt là những hạt lệch đỏ trên dải quang phổ) có thể xuyên qua. Nếu 99% lượng ánh sáng bị phân tán thì chúng ta không thể nhìn thấy sao vào ban đêm.

>>>>u/ididntsaygoyet (-47 points)

Oke, tôi công nhận cái giả thuyết ông đưa ra rất hay đấy. Nhưng nó phải ở trong điều kiện hoàn hảo giống như đêm không mây. Nó vẫn phải phụ thuộc vào vật gì nằm chắn trước nguồn sáng, nhể?

>>>>>u/astroargie (62 points)

Cũng không hẳn, ta đang bàn về những đêm mà có thể nhìn thấy sao trên bầu trời ấy. Nếu ông có thể đứng từ dưới bầu khí quyển nhìn lên, ông cũng có thể đứng từ trên bầu khí quyển nhìn xuống. Điều này tương tự việc các trạm không gian có thể nhìn thấy ánh điện ở các thành phố vào ban đêm, nếu ông có một cái kính viễn vọng đủ tốt thì có thể thấy cả người luôn. 

Thật ra đây chính là cách mà các vệ tinh quan sát Trái đất hoạt động, giống như kính viễn vọng. Và kính viễn vọng chỉ hoạt động bằng cách cho ông thấy ánh sáng được truyền tới nó thôi, không hơn không kém.

Hầu hết (tầm hơn 50%) ánh sáng mà ông dùng đèn pin để chiếu lên trời sẽ truyền ra ngoài vũ trụ, đặc biệt là phần lệch đỏ (phần lệch xanh thì có bị phân tán một ít, nhưng vẫn truyền đi được).

Và đây không phải là “giả thuyết”, đây chính xác là cách mà ánh sáng truyền qua khí quyển. Tôi học cái này để kiếm cơm đấy! 

Cứ tưởng tượng Google Earth đi, nếu hầu hết ánh sáng bị phân tán thì ông đâu thể nhìn được bề mặt Trái đất đâu.

Và còn thêm điều nữa: bởi vì cái comment cũ của ông được upvote khá nhiều, ông có thể đính chính lại là ông sai không? (Rằng hầu hết ánh sáng bị phân tán ấy)

>>>>>u/T0Rtur3 (1 point)

Bồ tèo à, tại sao không nói “À tôi không biết điều đó, cảm ơn đã làm rõ cho tôi nhé” thay vì làm Cơ Thiếu Hoàng cãi nhau về thứ mà ông sai mười mươi thế?

>>>u/exoduscv (237 points)

Kể cả có vài trăm trong số vài tỉ hạt photon thoát được khỏi bầu khí quyển thì tụi nó vẫn ở ngoài kia đi du lịch xuyên ngân hà thôi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *