Sự trưởng thành về mặt cảm xúc không liên quan đến tuổi tác.
Có người 40 tuổi mà chiều sâu cảm xúc chỉ vừa đủ một muỗng trà, hoàn toàn không bằng một người chỉ mới 23 tuổi. Điều này không thể tìm được qua những cuốn sách: bạn không thể đọc sách và bắt đầu áp dụng được chúng vào cuộc sống của mình.
Bạn đạt độ chín về cảm xúc nhờ quá trình tự soi lại mình, tự thừa nhận lỗi lầm của mình, sống và tạo ra rất nhiều sai lầm. Đó là những điều mà có lẽ bạn sẽ tìm thấy khi đang ở trong những thời điểm khó khăn nhất của cuộc đời.
Nhưng sau khi đã tự mình trải nghiệm, bạn sẽ hiểu được chúng. “Chúng” mà tôi nhắc tới ở đây nghĩa là cuộc đời, cụ thể hơn là bạn sẽ sống theo cách tốt hơn. Những nỗi đau vẫn không thể được chữa lành hoàn toàn – giống như có phép màu – nhưng bạn sẽ chiêm nghiệm và hiểu thêm được nhiều thứ ẩn sau chúng hơn là trước đây.
Vậy nên nếu có khi nào tự hỏi về độ chín cảm xúc của bản thân, thì 15 dấu hiệu dưới đây có lẽ sẽ giúp bạn có được đáp án.
Đối diện với sai lầm của chính mình.
Phạm sai lầm là một cảm giác không hề dễ chịu, nhưng đừng để nó ngăn bạn nhận lỗi. Mọi người đều có thể mắc sai lầm, và dũng cảm thừa nhận sai lầm của chính mình là một dấu hiệu của sự chín về mặt cảm xúc.
Không phải luôn luôn nhận lỗi nhưng bạn cố gắng vì biết rằng mình không hoàn hảo. Bạn biết mình sai, vô tình làm tổn thương mọi người và thừa nhận sai lầm đó thay vì để người khác phải gánh chịu.
Không còn sợ bị tổn thương.
Tất nhiên là hoàn toàn không dễ để làm được điều này. Mất rất nhiều thời gian để học được cách diễn tả cảm xúc của bản thân bằng lời nói, nhưng khi đã đạt độ chín cảm xúc, bạn sẽ hiểu được người khác cảm thấy ra sao mỗi khi bị tổn thương. Đó là cách con người chúng ta kết nối với nhau.
Kết quả là bạn sẽ có được những tình bạn sâu sắc hơn. Bạn biết những người gần gũi nhất với mình đã phải trải qua những gì, và họ cũng biết điều tương tự về bạn. Bạn ít nói chuyện phiếm lại và nói thẳng vào những điều thực sự quan trọng.
Đặt ra những ranh giới và tôn trọng chúng.
Người đã trưởng thành về mặt cảm xúc hiểu rằng những giới hạn không phải là kẻ thù của họ; chúng thực sự cần thiết. Bạn muốn gần gũi với mọi người, nhưng cũng hiểu rằng bản thân mình cần có một số ranh giới để cảm thấy an toàn trong những mối quan hệ.
Điều này nghĩa là bạn nên trọng ranh giới của những người khác. Không cần phải cố thúc ép hay tọc mạch, hãy để mọi người cảm thấy thoải mái khi ở cạnh bạn.
Chấp nhận rằng ý kiến của những người khác có thể khác với mình.
Bạn không cảm thấy tức giận và bắt đầu một trận chiến khi ý kiến của ai đó đối lập với mình. Bạn có lẽ sẽ thấy kích động và muốn tranh luận, nhưng hiểu rõ rằng thay đổi ý kiến của ai đó là rất khó; có lẽ mình sẽ không bao giờ làm được và cũng không muốn làm điều đó. Đó là cách thế giới này vận hành và bạn hiểu rằng nó khiến cuộc sống này thú vị hơn. Bạn có thể kết bạn với những người mà bản thân không tấn thành về quan điểm trong một số vấn đề, nhưng điều đó chẳng sao cả.
Sẵn sàng học hỏi và trở nên tốt hơn.
Bạn đến được bước này là nhờ thừa nhận rằng có những lúc bạn hoàn toàn chẳng hiểu bản thân đang làm gì. Bạn nhận ra có những hành động và cách tư duy khiến bản thân không hạnh phúc.
Và thế là bạn nhận ra giá trị của việc học hỏi. Bạn hiểu rằng nó khiến mình trở nên tốt hơn và muốn tiếp tục học hỏi từ những người xung quanh. Bạn không sợ mắc sai lầm.
Hiểu rằng mọi người không có phép đọc tâm trí.
Bạn không kỳ vọng rằng ai đó có thể dự đoán được tất cả những gì mình cần, trừ khi chúng được nói ra. Có những điều mà bạn xem là hiển nhiên, nhưng không có nghĩa là nó cũng đúng với những người khác; bạn hiểu rằng tam quan của mỗi người có khác biệt.
Bạn giữ kỳ vọng của bản thân ở mức thấp không phải vì nghĩ rằng mọi người sẽ khiến mình thất vọng, mà vì hiểu rằng sự kỳ vọng quá cao có thể hủy hoại những điều tuyệt vời. Khi muốn có được điều gì đó, bạn sẽ nói ra thay vì chờ đợi ai đó đoán được nó.
Buông bỏ nỗi căm hận.
Bạn không nhất thiết phải tha thứ cho tất cả mọi người, nhưng vẫn học được cách buông bỏ nỗi căm hận. Bạn biết rằng cố chấp với nó không được lợi ích gì cả.
Những cảm xúc tiêu cực chắc chắn là một phần của cuộc sống, nhưng chúng ta có thể chọn cách mình đối xử với chúng. Nếu có thể bỏ qua thì hãy bỏ qua đi.
Không đánh đồng dục vọng với tình yêu.
Nhiều người bị cảm xúc chế ngự nghĩ rằng dục vọng là tình yêu, người đã trưởng thành về cảm xúc biết rằng chúng là hai khái niệm khác nhau và rằng tình yêu phức tạp hơn rất nhiều.
Bạn biết rằng cảm giác khi ở bên một người không phải lúc nào cũng là màu hồng. Bạn chấp nhận rằng không ai hoàn hảo cả: con người chỉ là những sinh vật phàm tục với rất nhiều khuyết điểm. Vậy nên tình yêu không phải là phản ứng hóa học; đó là muốn ở bên ai đó dù có những lúc họ khiến bạn khó chịu.
Tha thứ cho bản thân.
Người đã chín về cảm xúc không chỉ buông bỏ nỗi căm hận với người khác, mà còn với chính bản thân họ. Bạn biết rằng tất cả trải nghiệm trong quá khứ đã định hình nên bản thân ngày hôm nay.
Vậy thì sao phải tức giận chính mình chứ? Sai lầm cũng có giá trị của riêng chúng và tha thứ cho bản thân khiến bạn nhẹ nhõm hơn rất nhiều.
Ngừng việc cố gắng cảm thấy hạnh phúc mọi nơi, mọi lúc.
Bạn nhận ra rằng hạnh phúc không phải lúc nào cũng là mục đích của cuộc sống. Cuộc đời này có nhiều điều mà ta không thể kiểm soát được, sẽ có những lúc bạn thấy buồn hay giận dữ và bạn sẽ dễ chấp nhận hơn khi chúng xảy đến.
Hãy tìm đến bạn bè, những thói quen, mục tiêu và đam mê mang tới cho chính mình niềm vui.
Không dễ kích động.
Bạn biết rằng luôn có ý nghĩa nào đó đằng sau những câu chuyện mà mọi người kể. Đa phần thì họ không định công kích bạn mà chỉ đơn giản là đang nói nhầm hoặc diễn đạt sai ý kiến của mình.
Và khi hiểu được điều đó, bạn sẽ không dễ kích động. Cũng có những lúc bạn thực sự bị công kích nhưng sẽ không bị kích động quá mức.
Cảm nhận cảm xúc của bản thân thay vì đè nén chúng.
Người đã trưởng thành về cảm xúc thường khám phá ra khi tự mình trải nghiệm rằng đè nén cảm xúc đem lại cho họ sức mạnh lớn hơn. Nếu muốn cuộc sống của mình dễ dàng hơn, bạn phải học cách vượt qua.
Cảm nhận chúng.
Bạn cảm nhận những cảm xúc thay vì hành động như thể chúng không tồn tại. Chúng không phải luôn luôn tốt đẹp, nhưng chính bản thân cuộc sống cũng như vậy.
Nhưng cũng không để cảm xúc chế ngự mình.
Những người đã trưởng thành về mặt cảm xúc không để cảm xúc ảnh hưởng cuộc sống của mình. Cảm xúc không nhất thiết phải dẫn đến phản ứng tức thì; bạn biết mình có thể suy nghĩ trước khi hành động dựa trên cảm xúc.
Điều này tạo ra suy nghĩ hợp lý hơn và những mối quan hệ tốt hơn về lâu dài. Bạn bỏ qua những điều nhỏ nhặt hơn là suốt ngày nghĩ về chúng. Một câu nhận xét sẽ không khiến tâm trạng bạn bị hủy hoại.
Bạn hiểu giá trị của việc đôi khi cho phép mình trẻ con một chút để có được niềm vui.
Người trưởng thành về mặt cảm xúc khác xa với người khắc kỷ. Họ biết rằng cuộc sống là không thể kiểm soát và cảm xúc cũng vậy. Mọi cảm giác đều có những giá trị khác nhau, bao gồm cả hạnh phúc đi kèm với sự ngốc nghếch và không quá nghiêm túc.
Bạn biết rằng mỗi người chỉ có một cuộc đời để sống và không muốn lãng phí nó vào những cơn tức giận, căm hận… Bạn muốn dành thời gian đó để làm điều gì đó khiến mình thấy vui. Và nếu tung tăng khắp nơi như một đứa trẻ hay nghêu ngao một bài hát làm được điều đó, thì cứ làm thôi.
Xin chúc mừng nếu bạn đã trưởng thành về cảm xúc. Có lẽ bạn sẽ hứng thú hơn và ít cảm thấy mình là nạn nhân của cuộc đời. Điều đó có thể đem lại niềm vui mà nhiều người không có.
Cũng đừng nhầm điều đó với một cuộc sống tẻ nhạt. Bạn vẫn có thể trải nghiệm những cung bậc cảm xúc và tận hưởng những niềm vui nho nhỏ mà cuộc sống mang lại.
Theo: Khám Phá Thế Giới