Con người ta trở nên xấu xa là chuyện trong nháy mắt ư?

Tôi vẫn nhớ, trước khi ngoại tình, ba tôi là khách quen của tiệm hoa trước khu chung cư.

Không phải vì bà chủ tiệm hoa xinh đẹp đến cỡ nào, mà là vì ông ấy sẽ cách mấy ngày mua một bó hoa tặng cho mẹ tôi. Mỗi bó hoa đều được bọc giấy rất kỹ, mẹ tôi lúc nào cũng vừa cười vừa càu nhàu, từ tiệm hoa về nhà có mấy bước chân, bọc kỹ như vậy làm gì, về đến nhà gỡ ra còn mệt hơn nữa. Mà ba tôi lúc nào cũng cười haha trả lời, phải trân trọng đóa hoa trong lòng chứ.

Lúc đó tôi cảm thấy bản thân rất hạnh phúc, vì tôi được sinh ra trong một gia đình êm ấm, bố mẹ vì yêu mà cưới, vì yêu mà sinh ra tôi. Điều này đã nuôi dưỡng tôi thành một đứa trẻ vô ưu vô tư, cả ngày chỉ bận chuyện học hành, không cần phải lo lắng gì cả.

Sau này, tôi trở thành “con nhà người ta” trong truyền thuyết. Không biết thời nay có chuyện này không, chứ lúc đó những gia đình có “con nhà người ta” thì đa số đều là “gia đình văn minh” cả. Các vị phụ huynh cứ tự nhiên như vậy mà lập thành một nhóm “phụ huynh con nhà người ta”. Mọi người đa số đều sống trong cùng 1 thành trấn, lâu lâu sẽ tụ họp để bàn chuyện con cái, giúp đỡ lẫn nhau các thứ, cứ một đến hai đi như vậy, ai cũng quen thân với nhau.

Trong đó có một vị phụ huynh là mẹ của bạn tôi, bà ấy được trao danh hiệu “nhà giáo nhân dân”, rất xinh đẹp. Suốt năm lớp 3 tôi chỉ thấy bà ấy đi họp phụ huynh, không thấy chồng bà ấy đâu, nghe nói là chú đó hay đi công tác ở bên ngoài, cả năm không về được mấy lần.

Một ngày nọ, bà ấy gấp gáp chạy qua tìm ba tôi nói, chồng bà ấy bị bệnh rồi. Lúc đó tôi hơi bất ngờ, vì bình thường vẫn không nghe tin gì về chú đó cả. Bà ấy tìm ba tôi vì ba tôi là bác sỹ, ba tôi cũng giúp đỡ đưa đi bệnh viện kiểm tra, chú đó bị bệnh về thận. Đến khi tôi đến nhà bạn học chơi mới thấy ba của cậu ấy, thân hình chú đó gầy sọp, da dẻ vàng vọt, khi thấy tôi đến chơi chú đó cũng chỉ cười cười không nói gì rồi mệt mỏi đi về phòng.

Sau này tôi mới biết, bệnh của chú ấy có thể chữa được, nhưng chữa xong sẽ để lại di chứng, di chứng này..ừm…hơi khó nói, là một vấn đề tế nhị.

Kể từ chuyện nhờ vả đó, bà ấy càng ngày càng thân với gia đình tôi. Bởi vì bà ấy là giáo viên ngữ văn nên thường xuyên cho tôi một vài cuốn sách bài tập, sách tham khảo các loại, thậm chí, bà ấy còn muốn hai nhà kết thông gia với nhau trong khi tôi mới có tý tuổi đầu?

Đối với sự nhiệt tình tùy tiện của bà ấy, mẹ tôi rất khó chịu nhưng cũng không thể làm gì. Lúc đó, ba tôi vừa mới lên chức, phải đi xã giao nhiều, 5 ngày thì có 3 ngày không ăn cơm ở nhà rồi. Đêm nào cũng uống say bét nhè, say đến mức không thấy rõ đường chạy nhưng vẫn cố tự lái về, kết quả là bị té xe. Chuyện này khiến mẹ tôi vừa hoảng sợ vừa bất mãn. Ba tôi cũng sợ, nhưng không dám nói mẹ tôi mà mỗi lần uống nhiều quá sẽ nhờ bà cô kia chở về. Cuối cùng, tất cả những sự bất mãn dồn nén trong thời gian qua bùng nổ vào đêm giao thừa, mẹ tôi ném mạnh điện thoại của bố tôi xuống sàn nhà trước mặt mọi người khi thấy tin nhắn chúc mừng năm mới bố tôi gửi đi cho người phụ nữ kia cùng lúc với tiếng pháo hoa vang lên.

Sau đó, tôi nghe được 2 chữ “ngoại tình” từ chính miệng mẹ tôi nói ra. Nghỉ đông năm lớp 3, tôi rơi từ thiên đường xuống địa ngục, mà nhà tôi cũng không còn bó hoa tươi nào nữa.

Sự điên cuồng của mẹ tôi dường như đang thúc đẩy bố tôi nhanh chóng thoát khỏi bà ấy. Mối quan hệ của bố tôi và người phụ nữ đó chuyển dần từ công khai sang bí mật. Lâu lâu, tôi sẽ nhìn lén bọn họ, tôi thấy bọn họ ở cạnh nhau nhưng không làm ra chuyện gì quá đáng, mà càng giống như bạn bè hơn. Lúc đó tôi vẫn tin tưởng ba mình không làm ra chuyện gì quá đáng. Đôi khi tôi vẫn vì niềm tin này mà nói dối giúp bọn họ, tôi sợ, sợ mẹ tôi không khống chế được chính mình mà làm ra chuyện dại dột, tôi cũng sợ bản thân trở thành một đứa trẻ không có mẹ thương.

Sau này, tôi lên cấp 3, mẹ tôi vì tôi mà vẫn do dự không ly hôn, bởi vì bà ấy cũng không biết ly hôn rồi có lo được cho cuộc sống của hai mẹ con hay không. Không chỉ một lần mẹ tôi hỏi tôi, nếu ly hôn rồi thì tôi sẽ theo ai, lần nào tôi cũng khẳng định nói, theo mẹ. Ba tôi không cần tôi, nhưng mẹ tôi là người bị tổn thương, bà ấy cần tôi.

Trước khi bão táp tới luôn là yên bình như vậy. Đến hôm tôi đậu đại học, mẹ tôi nói với tôi, con trai, bọn họ ở bên nhau rồi, hôm qua ông ta quên xóa tin nhắn, mẹ thấy rồi, bọn họ xưng hô với nhau là “bảo bối.” Tôi cũng 18 tuổi đầu rồi, sao lại không biết hai chữ “bảo bối” có nghĩa gì, nhưng nước mắt tôi đã chảy cạn rồi, không khóc được nữa. Cả người tôi run rẩy, nỗi sợ hãi mất mẹ từ thuở nhỏ nay lại nảy mầm dâng lên chiếm trọn tâm trí của tôi, tôi sợ mẹ tôi sẽ đứng ở một nơi cao nào đó rồi…tôi không dám nghĩ tiếp nữa. Tôi nhìn sang mẹ, vẻ mặt của bà vô cảm, ánh mắt trống rỗng, đó là biểu hiện của một con người đã rơi vào tuyệt vọng cùng cực.

Lúc lên đại học, tôi khăng khăng đòi mẹ phải ly hôn. Năm nhất đại học tôi có bán một số dụng cụ học tập trong khuôn viên trường, lúc buôn bán được tý khởi sắc thì bị nhà trường cấm nên không kiếm được bao nhiêu tiền, ngoại trừ chi phí 4 năm đại học ra thì còn dư tầm mấy vạn tệ, tôi đều đưa cho mẹ hết. Mẹ tôi là nhân viên viên chức ở một đơn vị sự nghiệp, tiền lương không bao nhiêu nhưng bà ấy vẫn trồng hoa, vẫn đi nhảy ở quảng trường mỗi ngày. Tốt nghiệp xong thì tôi về quê thi công chức, tuy không cùng chỗ với mẹ nhưng một tuần về thăm bà 3 5 ngày thì vẫn được.

Sau này, khi tôi có bạn gái, lúc biết chuyện này, cô ấy chỉ thở dài nói bố tôi là kẻ xấu xa, mà tôi cũng nói với cô ấy, cả đời này tôi sẽ không ngoại tình, ám ảnh thời thơ ấu làm tôi hiểu được, chuyện này gây ra đau khổ đến cỡ nào.

Tôi chợt nghĩ, năm đó khi lần đầu tiên bố tôi gặp người phụ nữ kia đã có ý nghĩ xấu xa đó rồi, hay là do sau này không khống chế được chính mình mới trở thành một kẻ xấu xa như vậy.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *