8 TRIẾT LÝ ĐÚC KẾT TỪ NGÀN ĐỜI DẪN LỐI BẠN ĐẾN THÀNH CÔNG

1. Làm người biết trước “mệnh”

Từng có quan điểm cho rằng, cái gọi là “số mệnh” không hề tồn tại. Nhưng thực ra theo quan điểm Nho giáo, mệnh tồn tại một cách khách quan và có thể thay đổi chủ quan.

Mệnh bao gồm các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, giữa con người với xã hội, giữa người với người… Ngoài ra, nó còn mang nhiều ý nghĩa phong phú như trách nhiệm đạo đức, nguyên tắc làm người, ý nghĩa cội nguồn.

Mỗi người đều có một bản năng, đó là có thể tự mình tập thích nghi với hoàn cảnh mới khi nơi chốn hiện tại xảy ra biến cố. Số phận của mỗi người khi sinh ra là không thể trốn tránh mọi xui xẻo, nên cái chúng ta cần làm là dũng cảm đương đầu với nó.

Lời bình: Biết mệnh, thực chất không phải để làm thần thánh. Cái chúng ta cần là hiểu rõ bản thân, ý thức được sứ mệnh của mình khi đến thế giới này, ước mơ và hoài bão của bạn là gì. Hãy lợi dụng hoàn cảnh và điều kiện thuận lợi để hoàn thành nó.

2. Điều chỉnh tâm lý, không truy cầu sự hoàn mỹ

Người luôn truy tìm sự hoàn hảo sẽ mãi mãi không thể hạnh phúc!

Hi vọng mỗi vấn đề xung quanh diễn ra theo hướng tốt đẹp là tư duy bình thường. Nhưng đòi hỏi sự hoàn hảo thái quá mà không xem xét đến khả năng bản thân, tình hình thực tế thì rất dễ tự đẩy bản thân vào cuộc sống tràn ngập sự bất mãn.

Bởi vì trên đời này không có việc gì là thập toàn thập mỹ. Bạn càng theo đuổi sự hoàn hảo, càng khiến cuộc sống mình đảo lộn tầm thường thêm.

Nếu làm bất cứ việc gì, bạn cũng mong mỏi nó thành công mỹ mãn, bất chấp khả năng, hoàn cảnh hiện tại, vậy một khi không đạt đến mức độ mong muốn, bạn nhất định sẽ cảm thấy vô cùng chán nản, thường xuyên tự chỉ trích bản thân hoặc người khác. Đây còn được xem là bệnh lý của những người sống cầu toàn.

Lời bình: Sống trên đời, phải biết tự đánh giá đúng năng lực bản thân, nhận xét khách quan về môi trường xung quanh, hình thành mục tiêu và kế hoạch hợp lý. Nên nhớ chú ý, không được theo đuổi mục tiêu quá cao mà bản thân không thể với tới.

3. Bình tĩnh, mới là đạo sống!

Người sống bình tĩnh sẽ dễ dàng nhìn thấu những việc đúng sai, thị phi trong cuộc sống. Họ tôn trọng nguyên tắc, nhưng cũng biết cách dung hòa mâu thuẫn. Luôn tự giám sát, giáo dục và hoàn thiện bản thân mọi lúc mọi nơi.

Ngoài ra, còn một lý do nữa khiến chúng ta phải học cách bình tĩnh mà sống. Dù biết vui, giận, lo lắng, nghĩ ngợi, buồn, sợ, hoảng hốt… đều là những hoạt động sinh lý bình thường của con người. Tuy nhiên những cảm xúc thái quá có thể dẫn đến phản ứng cực đoan, dễ khiến chúng ta bệnh tật và nặng hơn là bị đột tử.

Lời bình: Làm việc gì cũng phải có chừng mực, đừng ham lập công nhanh mà làm việc sơ sót, vội vàng dễ khiến người ta phạm lỗi, cảm xúc càng thái quá càng phản tác dụng.

Nhịp sống xã hội hiện nay quá nhanh, thế nên chúng ta cần giữ cho mình một tâm lý vững vàng, sắp xếp công việc học tập và chế độ nghỉ ngơi cho hợp lý, học cách loại bỏ những cảm xúc tiêu cực, để có thể nhận ra giá trị cuộc sống, duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần.

4. Có tài, có đức

Bác Hồ từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.”

Một người muốn sớm thành công đầu tiên phải có nội tâm kiên cường, tư duy rõ ràng, biết rõ bản thân nên làm gì, vạch rõ giới hạn với những điều xấu không nên chạm tới.

Đây cũng chính là cách để nâng cao tu dưỡng bản thân. Bên trong nội tâm không ngừng nâng cao đạo đức, bên ngoài không ngừng học hỏi và áp dụng vào thực tế cuộc sống, bạn nhất định sẽ sớm làm nên thành tựu.

Lời bình: Làm người, vi phạm đạo đức là điều tuyệt đối không nên. Khi bạn sống tốt, mới dễ truyền cảm hứng giáo dục người khác. Nhưng có đạo đức không vẫn chưa đủ, phải không ngừng nỗ lực đứng lên, trở thành người có ích cho xã hội…

5. Hiểu thống nhất giữa kiến thức và hành động

Thu thập thông tin, trực tiếp điều tra, suy nghĩ cẩn thận, phân biệt rõ ràng, thực hành. Đây là những bước để bạn tiếp nhận thông tin và áp dụng thành công.

Có một câu nói thế này: “Học tâp không nên dừng ở lý thuyết, hãy để nó dừng ở hành động, đạt được mục tiêu cuối cùng.”

Lời bình: Dù bạn đang có lượng kiến thức sâu rộng đến đâu, nếu không nắm được kiến thức cốt lõi, thì có học nhiều hơn nữa cũng vô ích. Hãy nắm bắt nó nhiều nhất có thể, sau đó triển khai những con chữ thành hành động, như vậy việc tiếp nhận kiến thức mới trở nên có ý nghĩa.

6. Học cách bao dung người khác, nhưng không dễ dàng bị “dung hòa”

Bạn là một cá thể độc lập và riêng biệt, đừng vì làm hài lòng người khác mà ép bản thân hòa mình vào họ. Bạn có thể hòa nhập, nhưng không được “dung hòa”.

Nước và dầu có thể cùng đổ vào một ly, nhưng không thể hòa quyện vào nhau.

Vạn vật đều có ưu điểm riêng, đừng cưỡng cầu ai sống theo ý mình, cũng đừng cưỡng cầu mình sống theo suy nghĩ người khác.

Lời bình: Tôi và bạn có quan hệ tốt với nhau, tôi tôn trọng tính cách của bạn, nhưng không có nghĩa là việc gì tôi cũng nghe bạn chủ trương. Tôi có quyền phản đối những tư tưởng, cách làm không phù hợp, nhưng tôi sẽ không phủ nhận bạn! Mỗi người đều có một giới hạn riêng, nắm bắt then chốt để biết cách ngừng lại kịp thời khi giao tiếp với người khác.

7. Học cách lắng nghe và thấu hiểu

“Đạo không thể quên, oán không thể nhớ.” Bằng cách này, bạn có thể giữ cảm xúc ở mức tính cực, mở rộng tâm trí.

Bao dung giúp tâm hồn thêm cởi mở. Bước chân vào xã hội không thể tránh khỏi những va chạm không lường trước được. Có những người chỉ vì những chuyện vụn vặt mà dẫn đến bi kịch, để rồi sau này hối hận.

Lời bình: Chỉ cần không liên quan đến vấn đề nguyên tắc, việc thương lượng được thì nên thỏa hiệp. Lắng nghe và thấu hiểu người khác cũng là cách để bạn tránh đi những mâu thuẫn không cần thiết, đây cũng là nghệ thuật giao tiếp.

8. Thận trọng lời nói và việc làm

Khi trò chuyện, chúng ta thường truyền tai những câu chuyện nghe được, nhưng chỉ nói được điểm chính, không tường tận, không tận mắt chứng kiến. Việc này khó tránh khỏi làm ảnh hưởng đến độ chân thực của nó.

Cách tốt nhất là bạn cần suy luận thấu đáo, thận trọng lời ăn tiếng nói, nếu không biết rõ, đừng nên kể người khác, đừng vội bình luận để tránh sai lầm.

Có thời gian, hãy học hỏi nhiều hơn, đi nhiều nơi, nhìn nhiều chỗ, rồi lấy kinh nghiệm quý báu đó chia sẻ cho người cần. Đừng tự ý soi xét cuộc sống người khác, bởi vì bạn không phải người trong cuộc.

Lời bình: Trước khi nói, nên cẩn thận suy nghĩ, đừng để sau này phát sinh chuyện không hay khiến bạn hối tiếc!

Nguồn: Doanh nghiệp và Tiếp thị

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *