Cái tôi chân thật giống như máy tính xách tay có gắn pin, một mối quan hệ tốt đẹp giống như một lần được sạc pin, khi không có nguồn điện vẫn có thể hoạt động bình thường. Trong khi cái tôi giả tạo không có pin, chỉ cần mối quan hệ tan vỡ sẽ sập nguồn như bị rút dây cắm điện vậy.
Cái tôi giả tạo thường thể hiện bằng “ranh giới cá nhân” mờ nhạt, khó có thể từ chối người khác. Nghiêm trọng hơn, đó là khi ý thức không thể an trú ở bản thân, luôn phải tìm kiếm kích thích từ bên ngoài.
Khi cái tôi giả tạo càng đạt được thành tựu, cảm giác giả tạo trong nội tâm cũng theo đó mà lớn lên, luôn phải chịu đựng những thống khổ tinh thần không rõ nguồn cơn. Bề ngoài nhìn vào, họ sống và làm việc cũng giống như những người bình thường, nhưng nội tại không có cảm giác hiện hữu và cái tôi chân thật. Đó chính là cảm giác “không tồn tại”.