“Dạo này t đang đeo lens ban đêm”
“Ồ thế à! M đeo lens mà sao sáng m đeo kính chi nữa vậy?”
Đây là bài viết *khá* dài, dành cho các bạn rảnh rỗi và quan tâm đến phương pháp điều chỉnh cận thị ortho K
Lens ban đêm- cách nói bình dân của phương pháp ortho K- đeo kính áp tròng qua đêm. Hiện nay trên thị trường có 2 loại kính áp tròng chính là cứng và mềm. Với kính áp tròng mềm được biết phổ biến hơn vì có thể thay thế cặp kính cận, chỉ cần đeo vào thì bạn đã có thể ready to go, và tùy loại mà sẽ có thời gian đeo khác nhau *cái này mình ko tìm hiểu quá sâu*. Còn loại kính áp tròng cứng thì được biết đến cái tên ortho K.
𝗢𝗿𝘁𝗵𝗼 𝗞 𝗹𝗮̀ 𝗴𝗶̀?
Là phương pháp sử dụng kính áp tròng qua đêm làm thay đổi độ cong của vùng trung tâm thuộc lớp biểu mô giác mạc. Khi nhắm mắt ngủ: Mi mắt tác động lên bề mặt kính áp tròng và thông qua màng nước mắt tác động lên lớp biểu mô của giác mạc ở vùng trung tâm.
Lợi ích của phương pháp này các bạn có thể tham khảo trên các website của hãng hoặc được bác sĩ nhãn khoa tư vấn.
Túm gọn thì đây là phương pháp hạn chế tăng độ cho các bạn có tật khúc xạ (ortho K có thể đạt hiệu quả kiểm soát 50-90% ). Ngoài ra, 1 tác dụng toẹt vời khác là sẽ giúp cải thiện thị lực vào buổi sáng (sau khi tháo kính ra vào buổi sáng), giúp chúng ta không cần đeo kính, sinh hoạt bình thường…
Đây là những gì mình đã được tư vấn. Và mình đã trải nghiệm đeo ortho K được khoảng 2 năm. Có rất nhiều bài review về phương pháp này hay như thế nào, nhưng 1 bài đánh giá cảm giác sau đeo thế nào đúng là rất ít. Nên mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm cho các bạn.
Về ý kiến cá nhân, cũng như được bác sĩ tư vấn, muốn đạt hiệu quả ortho K thì được phân ra làm 3 vấn đề: độ cận, giác mạc và khả năng tuân thủ điều trị ( tức là bạn có thể tuân theo yêu cầu của phương pháp này không)- Và mình là 1 người không đạt cả 3 vấn đề này.
- Độ cận: Tùy theo hãng loại kính ortho K bạn chọn mà sẽ có mức điều chỉnh độ cận loạn khác nhau, đơn nhiên mức giá cũng đi kèm với mức độ cận nhén :”). Mình được tư vấn hãng Starvision với khả năng điều chỉnh độ cận đến 10 diop và không giới hạn độ loạn.
?. 𝑉𝑎̣̂𝑦 𝑡ℎ𝑖̀ 𝑛𝑜́ 𝑐𝑜́ ℎ𝑖𝑒̣̂𝑢 𝑞𝑢𝑎̉ 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔?
–> Có. Nhưng không hoàn toàn tối ưu với người cận quá nặng *như mình*. Ortho K có tác dụng tốt nhất vào buổi sáng và sẽ giảm dần theo thời gian ( bạn sẽ tăng độ về ban đầu). Ví dụ buổi sáng mắt bạn như người bình thường thị lực 10/10 thì từ từ nó xuống 9..8…5/10 vậy đấy. Nhưng điều này lại ngày càng được cải thiện theo thời gian, tức là bạn đeo càng lâu, mắt càng thích nghi với việc được điều chỉnh nên sẽ tốt hơn. Ví dụ bạn cận 3 độ, đeo ngày đầu đến chiều là bạn về mức 3 độ; nhưng bạn đeo lâu dần thì đến tối lúc ngủ mới về mức 3 độ hoặc có thể chỉ về 1-2 độ thôi. Nhưng với người cận nặng, đó là ác mộng. Một ngày đi học bạn tưởng tượng mắt cứ tăng độ liên tục nên đòi hỏi cần phải thay đổi kính thích hợp mới thấy đường :”). Nhiêu đó đã đủ thấy phiền rồi nhỉ, vì cận nặng thì mức độ dao động độ càng nhiều ý (từ 0-9 thì nó rộng hơn từ 0-3 nhỉ :)). Điều đó sẽ kèm theo là bạn cần những cặp kính với nhiều diop khác nhau.
2. Giác mạc:
ở đây nói về độ cong và hình dạng. Bạn sẽ được bác sĩ tư vấn xem giác mạc có phù hợp đeo không, và cũng như đo độ cong để tạo ra cặp kính ortho K độc nhất vô nhị phù hợp với giác mạc bạn. Nghe hay nhỉ, nhưng càng độc nhất càng khó làm :”). Càng cận nặng thì giác mạc thường có xu hướng cong nhiều hơn. Nhưng mình thuộc type giác mạc không đủ độ cong đó, tưởng tượng cái chén muốn áp vào cái dĩa thì chẳng khớp tẹo nào.
3. Mức độ tuân thủ điều trị: Bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn đầy đủ về cách đeo và sử dụng kính. Nhưng kính đặt vào mắt và đi ngủ rồi thì là tới công chiện của bạn, bác sĩ hết giúp được rồi.
?. Vậy thì những gì ảnh hưởng tới việc tuân thủ này?
- Bạn phải ngủ nhiều, thiệt nhiều ( khuyến cáo nên ít nhất 8 tiếng). Việc này sẽ rất khó khăn đối với những người có quỹ thời gian ngủ ít, hoặc có khi ko ngủ vì đi trực :”)
- Bạn nên đeo kính trong môi trường sạch *hoặc ít nhất là bạn thấy thế*. Dù kính đeo xong ròi đi ngủ, nhưng việc tháo lắp kính bản chất là có thể sẽ đưa các tác nhân bên ngoài vào mắt, nên sạch sẽ là điều rất trọng (cũng như đeo lens mềm thoi mn, cũng cần giữ vệ sinh để tránh các bệnh về mắt- mình rất kỹ trong việc này luôn nhưng đeo 2 năm đã từng bị 3-4 đợt viêm kết mạc). Việc này sẽ dẫn đến câu hỏi :” Ủa ròi đeo mà ko ngủ thì sao?”–> Chịu nhen uhu, việc cố gắng mở mắt khi đeo kính này khá khó chịu, kèm theo mắt bạn dễ khô hơn, dễ bị bọt khí vào kính vậy thì sẽ giảm khả năng điều chỉnh của kính.
- Tư thế ngủ: hầu hết các bác sĩ mắt không đề cập đâu… Kinh nghiệm xương máu của mình. Khả năng điều chỉnh của kính phụ thuộc vào vùng giác mạc được kính tiếp xúc ( hiểu đơn giản là nó đè lên đâu thì vùng đó được cải thiện). Hãy tưởng tượng bạn nằm ngửa thì kính đè theo chiều trọng lực, miễn đặt kính đúng, đè đúng vùng giác mạc,sáng mở mắt ra thì sẽ là một thới giới ultra super HD chuẩn nét. Nhưng điều kiện lý tưởng này đâu phải muốn là được :”). Nếu bạn nằm nghiêng thì sao? Chưa kể đến việc bạn là đứa ngủ “không nằm yên”… Nhà cung cấp cũng như bác sĩ nhãn khoa cũng có nói, khi đặt kính vào thì kính sẽ ôm lấy giác mạc, hạn chế việc di lệch này. Nhưng sự thật là sáng dậy, mình cứ bị lệch (ko phải lệch như văng ra ngoài đâu, nó vẫn ôm lấy giác mạc mình, nhưng lệch ngoài tầm dưới 0.5mm… tuy nhỏ nhưng bạn nhìn vẫn thấy :”); dăm ba mười bữa vẫn có hôm ko lệch, nhưng được 1 bên mắt thoi :”)).
?. Việc gì xảy ra nếu kính lệch/ko đạt hiệu quả?
–>Cực kì khó chịu.
- Trường hợp nhẹ là bạn ko đạt được mức 10/10 khi tháo kính ortho K ra. Nhưng đạt được mức 9,8,7 gì đó. Vậy thì việc của bạn là chấp nhận mức độ này hoặc là kiếm một cái kính phù hợp để đeo cho nhìn rõ là xong !
- Trường hợp xu hơn là bị bóng đôi- thường do kính lệch hoặc hôm đó độ loạn ko được khử hết. Nhìn hình ảnh như được phân thân chi thuật vậy, khá là khó nhìn, sáng đó coi như bỏ :”), nhưng sẽ dần được cải thiện khi ortho K giảm tác dụng.
- Ngoài ra, việc đeo kính 2 mắt nhưng ko có nghĩa là 2 mắt sẽ được khử độ như nhau. Vậy đấy. thường thì mình có 2 mắt bị lệch độ vào buổi sáng (do thói quen nằm nghiêng hoặc kính lệch hoặc bóng khí hoặc nhiều nguyên nhân lắm mà cái này muốn thì bác sĩ cũng không thể biết được) , nên là thử che mắt đang ưu thế của mình thì coi như bỏ :”).
- Thêm vào đó, bạn nên đi kiểm tra theo hướng dẫn bác sĩ và mua nước vệ sinh kính thường xuyên, cũng như các dung dịch thuốc nhỏ mắt hỗ trợ nếu bạn xuất hiện tình trạng khô mắt. 1 điểm cộng đeo ortho K là bạn sẽ trở thành khách hàng VIP của phòng khám mắt, cứ tới nói khám này thì auto được vào, đo kiểm tra mắt miễn phí- đơn nhiên tùy theo bạn khám ở đâu :”).
Túm lại
Việc sử dụng ortho K là phương pháp hạn chế tăng độ được nhiều tổ chức nhãn khoa khẳng định. Nhưng bạn đừng mong chờ phương pháp này sẽ trị khỏi cận hoàn toàn hoặc sẽ giúp bạn lấy lại thị lực 10/10 hoàn toàn.
- Mình nghĩ phương pháp này sẽ phù hợp với những bạn có tật cận nhẹ và có khả năng tuân thủ điều trị- sẽ chủ yếu hướng tới những người chưa có đủ khả năng thực hiện các thủ thuật điều trị tật khúc xạ như LASIK, PHACO, SMILE hay ICL.
- Thích hợp với những bạn có bệnh cận thị chưa kiểm soát được độ cận ( như mình- nhưng trải nghiệm thì hơi tệ)
- Hết
P/S: Mọi chi tiết của bài này được viết dưới trải nghiệm cá nhân và trình độ chuyên môn nhất định của mình, nên mình sẽ tiếp nhận những phản hồi sai sót từ các bạn. Đơn nhiên còn thắc mắc thì vẫn nên hỏi bác sĩ nhãn khoa nhen :”)
Đây là trang web của hãng mình đã sử dụng (bài viết ko có quảng cáo) các bạn có thể tham khảo. Các anh chị tư vấn cực kì nhiệt tình và kính mình mua tiền nào của đó, bảo hành 1 năm nên là nếu kính ko thích hợp hoặc khó chịu hoặc trong điều khoản có thể nhận đổi trả 1-1.