Cách viết CV xin việc trái ngành vẫn rất “xịn xò”

Khi đi xin việc cùng ngành, bạn có thể lấy kinh nghiệm làm “điểm tựa” nhưng nếu xin việc trái ngành, rất nhiều ứng viên lại tỏ ra lúng túng và loay hoay tìm cách khiến cho CV của mình trở nên nổi bật. Vậy thì hãy áp dụng ngay 5 tuyệt chiêu này nhé

1. Không có kinh nghiệm thì “kỹ năng” chính là vũ khí

Khi quyết định “lách” sang một công việc khác trái ngược hoàn toàn với ngành bạn đang làm, hãy tập trung làm nổi bật những kỹ năng vốn có của mình để có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. 

Ví dụ nếu bạn đã từng làm trưởng nhóm dự án ở công ty cũ, hoặc trưởng ban ở CLB, hãy tự tin đưa kĩ năng lãnh đạo (leadership) vào CV của mình bởi vì cho dù bạn theo đuổi ngành nghề nào thì nhà tuyển dụng cũng có xu hướng tìm kiếm những nhân sự có khả năng quản lí tốt và truyền được cảm hứng cho những người xung quanh

2. Đừng ngại đưa vào những hoạt động ngoại khóa

Nếu bạn không có kinh nghiệm đối với công việc bạn đang muốn ứng tuyển, hãy dành khoảng không gian lớn trong chiếc CV để đề cập đến những hoạt động ngoại khóa, tình nguyện mà bạn đã tham gia. Điều này không có nghĩa bạn phải “ôm đồm” tất cả những gì bạn đã làm bên ngoài trường học vào bản CV mà hãy biết chọn lọc những kinh nghiệm liên quan đến công việc mà bạn muốn ứng tuyển cho phù hợp.

Ví dụ bạn muốn apply vào vị trí sales nhưng lại chưa có kinh nghiệm làm sales tại bất cứ công ty nào, hãy mạnh dạn đưa vào thông tin bạn từng tham gia câu lạc bộ trong trường với vị trí là thành viên ban đối ngoại và nêu những thành tích bạn đạt được, ví dụ như xin được tài trợ cho sự kiện của câu lạc bộ,…Ad tin chắc rằng mặc dù bạn chưa từng chính thức làm sales ở công ty nào nhưng bạn vẫn sẽ lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng bởi khả năng đàm phán và thuyết phục người khác của bạn đấy.

3. Biến những kinh nghiệm không liên quan thành liên quan

Nghe có vẻ rất phi lí nhưng nếu khéo léo một chút, bạn vẫn hoàn toàn có thể “hạ gục” được nhà tuyển dụng. Để áp dụng được phương pháp này, bạn phải thực hiện rõ ràng ba bước:

Đầu tiên, hãy đọc kĩ mô tả công việc (job description): Có 2 phần rất quan trọng đấy là công việc bạn cần làm và kĩ năng mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Bạn cần phải đọc kĩ từng dòng ở 2 phần này, sau đó tự liệt kê ra giấy xem với mỗi dòng đó thì nhà tuyển dụng đang đòi hỏi gì từ chúng ta nhé.

Tiếp theo, hãy phân tích kĩ những công việc mình đã làm trước đây: thay vì chỉ gạch đầu dòng những đầu việc to, hãy tập nhìn vào các công việc hằng ngày mình làm là gì, cho dù rất nhỏ nhưng biết đâu bạn vẫn có những thứ liên quan đến công việc mà bạn ứng tuyển.

Ví dụ như bạn đừng chỉ gạch đầu dòng công việc của bạn là quản lí các kênh social cho công ty như Facebook, Website,… mà hãy ghi ra chi tiết bạn đã làm gì để quản lí chúng như bạn đã theo dõi những trang tin tức lớn, cập nhật các trend để đưa vào bài viết hay thậm chí, bạn đã “nằm vùng” tại các group to nhỏ để seeding kéo tương tác cho Fanpage của công ty,…

Bước cuối cùng là cố gắng tìm điểm giao thoa giữa job description và kinh nghiệm làm việc

Ví dụ bạn muốn apply vào vị trí nhân sự (HR) và trong bản mô tả công việc, một trong những nhiệm vụ bạn cần làm đó chính là “tổ chức các hoạt động gắn kết các nhân viên trong công ty”. Kinh nghiệm làm HR bạn không có nhưng bạn từng làm telesale cho một công ty khác. Bạn hoàn toàn có thể đưa vào CV và nhấn mạnh điểm điểm chung giữa hai công việc ấy. Đó chính là yêu cầu về khả năng lắng nghe, thấu hiểu được những người xung quanh yêu thích điều gì để có thể mang lại giá trị mà họ mong muốn.

Viết CV trái ngành chưa bao giờ là dễ dàng như Ad mong rằng, với những gợi ý trên, các bạn có thể viết ra được một chiếc CV gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và nhanh chóng nhận được mail mời phỏng vấn nhé

Nguồn: Ta đi làm với Tây

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *