Việc deal một mức lương win-win quả thực là một nghệ thuật, nếu bạn quá “dễ dãi” gật đầu với offer của nhà tuyển dụng, khả năng cao bạn sẽ chịu phần thiệt; còn nếu bạn đòi hỏi mức lương quá cao mà không có những lý lẽ hợp lý cho lời đề nghị của mình, bạn sẽ rất dễ “toang”.
Tiếp nối phần đầu, trong phần tiếp theo này bọn mình sẽ chỉ ra tiếp 03 sai lầm thường mà ứng viên thường hay gặp phải trong phần “hạ màn” của những buổi phỏng vấn nhé!
Sai lầm 4: Tỏ ra “thông minh”
Việc thể hiện bản thân mình “thông minh” trong bài kiểm tra, phỏng vấn luôn là điều tốt, nhưng trong chuyện deal lương, việc tỏ ra mình là người “biết tuốt” không phải là quyết định sáng suốt.
Thay vào đó, bạn hãy làm thử “hỏi lời khuyên” của những người phỏng vấn nhé! Ví dụ như:
“Nếu anh/chị là em trong tình huống được đề nghị công việc này, anh/chị nghĩ em nên thỏa thuận mức lương nào là hợp lý?”
Hoặc “Em tin anh/chị là những người có nhiều kinh nghiệm trong việc nhìn ra được tố chất để một nhân viên có thể phát triển và đem lại nhiều giá trị nhất cho công ty. Vậy theo anh/chị thì em nên thỏa thuận ở mức lương nào là hợp lý nhất và anh chị nhìn thấy tiềm năng phát triển nào của em trong công ty?”
Bạn có thể nói thêm rằng: “Em thật sự thích công ty cũng như công việc này, em tin rằng anh/chị sẽ giúp em tìm ra được mức lương hợp lý để thỏa thuận”.
Sai lầm 5: Không biết tính toán
Trước khi đến với buổi phỏng vấn, bạn cần nghiên cứu và tính toán những phép tính sau:
– Mức lương mà những nhân viên trong cùng ngành, cùng kĩ năng nhận được?
– Bạn có thể kiếm về được bao nhiêu tiền cho công ty (dễ tính toán hơn với nhân viên kinh doanh)
– Giả sử bạn là một freelancer hoặc là một agency dịch vụ đảm nhận công việc này cho công ty, bạn sẽ thu phí của công ty bao nhiêu?
Sai lầm 6: Dùng những con số “tròn trĩnh”
Nhiều khi, việc đưa ra những con số tròn trĩnh quá sẽ chứng tỏ với những nhà tuyển dụng rằng bạn không tính toán trước về mức lương mà mình muốn, từ đó họ sẽ nghĩ rằng bạn chưa biết mình muốn gì và sẽ đưa ra những lời đề nghị có lợi nhất cho họ.
Như đã nói ở trên, sau khi bạn đã trả lời được những câu hỏi phía trên và đã biết được mình có thể mang tới những giá trị gì cho công ty, bạn đã có thể đưa ra những con số chính xác.
Ví dụ: trong trường hợp công việc không yêu cầu kinh nghiệm có mức lương dao động từ 8 – 12 triệu đồng. Bạn đã có 6 tháng – 1 năm kinh nghiệm và bạn muốn deal ở mức lương 10 triệu đồng
*Bước 1: đừng nói thẳng con số 10 triệu đồng tròn trĩnh với Nhà tuyển dụng, trông như thể chúng ta chọn con số đó một cách đầy cảm tính.
**Bước 2: đưa ra một con số gì đó thực sự cụ thể hơn, giả sử 9,850,000 vnd/tháng chẳng hạn
***Bước 3: phân tích cho người phỏng vấn thấy tại sao mức lương này lại hợp lý. Dưới đây là một ví dụ nhỏ để bạn hiểu được cách phân tích:
– Con số 8 triệu là con số dành cho những người hoàn toàn chưa có kinh nghiệm, trong khi em đã có kinh nghiệm ở một công ty/ngành nghề tương đương hoặc gần như vậy, vì vậy trong khi người mới sẽ mất 3-6 tháng để quen việc, em sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho công ty. → thêm 1 triệu cho kinh nghiệm của em
– Em tự tin rằng mình là một con người nhanh nhẹn, bằng chứng là khi ở công ty cũ em thường xuyên hoàn thành công việc sớm hơn, hàng tuần em thường vượt chỉ tiêu khoảng 5%, 5% của 9 triệu là 450,000 → thêm 450,000
– Trong thời gian ở công ty cũ, em đã nhìn ra được những kĩ năng A, kiến thức B sẽ giúp ích nhiều cho công việc này của công ty chị, nên em đã đầu tư thời gian và tiền bạc để học, em lấy thêm 300,000
– Công ty hiện tại xa nhà em hơn khá nhiều so với công ty cũ của em, sẽ tốn nhiều thời gian di chuyển hơn, nên em xin phép được thêm 100,000 vào mức lương mong muốn của mình
Việc phân tích rõ ràng như vậy sẽ giúp cho người phỏng vấn cảm thấy thuyết phục hơn rất nhiều so với việc chỉ đơn giản đưa ra lý do “vì đứa bạn em cũng có mức lương đó”.
Nguồn: Ta đi làm với Tây