HẬU QUẢ CỦA VIỆC ĐI MUA ĐẤT MÀ KHÔNG ĐO ĐẠC LẠI THỬA ĐẤT VÀ KÝ GIÁP RANH – GIÁP THỬA VỚI CÁC CHỦ ĐẤT LIỀN KỀ

 TÌNH HUỐNG 1 : KHÔNG ĐO DIỆN TÍCH THỰC TẾ TRƯỚC KHI GIAO DỊCH MÀ TIN VÀO SỔ ĐỎ

Bạn đi mua đất, chủ đất nói với bạn diện tích lô đất là 5000m2 và đưa sổ gốc cho bạn xem. Sổ gốc cũng thể hiện đúng diện tích là 5000m2. Sau khi công chứng chuyển nhượng thanh toán tiền đầy đủ cho chủ đất. Một thời gian sau do sổ đã cũ nên bạn đi làm thủ tục cấp đổi lại sổ mới. Địa chính xuống đo đạc lại thửa đất thì phát hiện thửa đất của bạn thực tế chỉ có 4000m2. Các bạn có biết lý do tại sao không ?

Trước đây, khi tiến hành cấp sổ đỏ cho người dân, địa chính thường sử dụng các thiết bị đo đạc cũ nên độ chính xác không cao dẫn tới tình trạng có thửa đất diện tích thực tế nhiều hoặc ít hơn trong sổ. Cho nên khi đi mua đất, tốt nhất bạn nên mời địa chính xuống đo đạc lại thửa đất để xem diện tích thực tế có đúng với diện tích trong sổ hay không.

Việc biết chính xác diện tích cũng là căn cứ để bạn deal giá với chủ đất. Nhiều người mua được lô đất 5000m2 tưởng giá hời, đo lại còn có 4000 thì tính lại giá còn cao hơn cả giá thị trường nữa đấy.

 TÌNH HUỐNG 2: KHÔNG LÀM BIÊN BẢN KÝ GIÁP RANH – GIÁP THỬA VỚI CÁC CHỦ ĐẤT LIỀN KỀ

Bạn đã gặp tình huống nào như thế này hay chưa ? Bạn mua một thửa đất ngang 20 dài 50 và có dự định xây nhà trên mảnh đất đó. Chủ nhà chỉ cho bạn chiều ngang của thửa đất là từ điểm A đến điểm B và bạn đo đạc đủ 20m rồi tiến hành giao dịch.

Một ngày đẹp trời, bạn xây nhà, chủ nhà bên cạnh chạy sang làm toáng lên, anh ta nói với bạn rằng lúc anh ta xây nhà không xây hết đất mà chừa ra một khoảng 0,5m và yêu cầu bạn phải chừa ra khoảng trống 0,5m. Nếu bạn không chịu anh ta đâm đơn kiện bạn.

Lúc này bạn sẽ toát mồ hôi để giải quyết tranh chấp, đó là chưa kể tới trường hợp bạn đã xây tường lên rồi và thẳng kế bên nó kiện bắt bạn đập bỏ xây lại. Đi kiếm lại chủ đất cũ để nhờ đứng ra giải quyết thì ông ta đã mất rồi.

Cho nên khi đi mua đất, để sau này không xảy ra tranh chấp tốt nhất anh em cứ kêu các chủ đất liền kề ra ký biên bản giáp ranh, giáp thửa và đóng cọc mốc ranh giới rõ ràng.

Lưu ý là người ký biên bản phải là chủ đất đứng tên trong sổ của các thửa đất liền kề chứ không phải người thân trong gia đình nhé. Nhiều gia đình cũng âm binh cho người thân ký xong sau này tranh chấp cái thằng đứng tên sổ đỏ nó bảo nó không ký thì anh em cãi kiểu gì.

                                ———

Câu hỏi “HÀNG XÓM KHÔNG KÍ GIÁP RANH CÓ CẤP SỔ ĐỎ ?” 

– Đa số bị dính TH2, có khi thằng hàg xóm nổi máu tham, ko chịu kí hay xác nhận ranh giới làm khó các kiểu… Phải thưa gửi kiện tụng lên toà án, thuê luật sư các kiểu mới giải quyết xong. 

Ranh giới thửa đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận. 

Việc xác định ranh giới thửa đất không phụ thuộc 100% vào người sử dụng đất liền kề. Hay nói cách khác, không phải vì lý do hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất liền kề không ký giáp ranh mà dừng việc xác định ranh giới thửa đất. 

Hàng xóm không ký giáp ranh vẫn được cấp Sổ đỏ nếu đủ điều kiện, không ký giáp ranh không đồng nghĩa với việc tranh chấp đất đai. 

Lưu ý:  Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì đơn vị đo đạc có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho UBND xã, phường, thị trấn (cấp xã) nơi có thửa đất để giải quyết.

Đất rào như vậy đố ai ai dám kiện cáo 

Nguồn: Nghiem Lee Si/Phạm Văn Đình

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *