Sau khi một người mắc chứng trầm cảm tự sát, người thân bạn bè của họ sẽ nghĩ gì?

Chỗ chúng tôi có một chàng trai trẻ, 28 tuổi, kết hôn được 2 năm, đứa con vừa tròn 1 tuổi.
Một buổi chiều nọ, vợ anh ấy nhận được một tin nhắn.
Tin nhắn chỉ vỏn vẹn 3 từ: Anh xin lỗi.
Sau đó, anh ấy nhảy từ lầu 18 xuống.
Trước đó, trong nhà đều nói rằng anh ấy không hề có dấu hiệu gì bất thường.
Chỉ có vẻ khá mệt mỏi.
Ban đêm thường không ngủ, ban ngày lại nằm trên giường cả ngày không chịu dậy.
Không muốn đi làm, thậm chí không bước ra khỏi cửa.
Sau khi anh ấy qua đời, người nhà mới biết được rằng anh mắc chứng trầ.m c.ảm.
Mẹ của anh ấy khóc lóc nói rằng: “Bệnh này ở đâu ra vậy? không phải chỉ là lười biếng quá thôi sao, cũng không đến mức nghĩ không thông rồi nhảy lầu chứ?”
Tôi biết được chuyện này thông qua dì của mình.
Sau khi dì kể xong chuyện thì nói tiếp: “Dì cũng nghĩ là do lười biếng thôi, người trẻ thời nay không chịu nổi cực khổ, lại không muốn đi làm. Động một tí thì kêu có rất nhiều áp lực, lúc chúng ta tầm tuổi đó cực khổ thế nào cũng vượt qua được, đều là do đã quen từ nhỏ rồi.”
Chuyện này có ảnh hưởng tới người khác không?
Không hề.
Chỉ là một đề tài để trò chuyện sau bữa tối mà thôi.

Sự thấu hiểu mà bạn không có được lúc còn sống, sau khi chế.t rồi dĩ nhiên cũng sẽ không có được.

Không ngờ rằng câu trả lời tôi thuận tay viết ra mấy ngày trước, hai hôm nay lại nhận được nhiều sự quan tâm như vậy.
Câu chuyện này được dì tôi kể lại trong một buổi họp mặt gia đình.
Lúc chúng tôi và dì nói đến chuyện này, tôi cũng đã cố gắng bênh vực anh trai ấy, để họ nhận ra đây là một loại bệnh, chứ không phải chỉ là cảm xúc nhất thời.
“Có gì mà nghĩ không thông? Ai mà không có lúc gặp thất bại chứ?”
“Lẽ nào không thể nghĩ cho gia đình nhiều hơn một chút được sao?”
“Nếu như ru rú trong nhà mà buồn chán quá, thì chăm ra ngoài đi dạo là được rồi.”
Những câu hỏi này khiến tôi bất lực.
Người chưa từng trải qua, vĩnh viễn sẽ không bao giờ hiểu được cảm giác đó.
Những lời bênh vực của tôi, cũng là một loại thăm dò.
Tôi mong mỏi được nghe thấy một câu nói thấu hiểu, có thể khiến tôi an tâm thú nhận rằng mình cũng là một người mắc chứng trầm c.ảm.
Có thể tôi cũng chỉ muốn tìm kiếm sự giúp đỡ nào đó, tìm kiếm một nguồn sức mạnh khiến tôi có thể bước tiếp.
Thế nhưng hôm đó, âm thanh tôi mong chờ đã không xuất hiện.
Kể từ đó, tôi từ bỏ suy nghĩ thú nhận với những người thân bên cạnh.
Đây đã định sẵn là trận chiến mà chỉ có một người phải chiến đấu.
Bây giờ thông qua phương pháp đặc biệt, tôi đã ổn hơn rất nhiều rồi.
Khi một người vượt qua được thời kì khó khăn nhất, dường như cũng rất khó để họ có thể nảy sinh ý nghĩ dựa dẫm vào những người bên cạnh.
Cách đây không lâu tôi có viết một bài viết công khai “Nhật kí bệnh t.âm thầ.n”, mục đích ban đầu là để giúp đỡ những người có cùng tình trạng tương tự đang cần giúp đỡ, mọi người có cùng trải nghiệm, có thể thấu hiểu lẫn nhau, tâm sự với nhau cũng tốt, nếu cần thì tiện thể chăm sóc cho nhau.
Nhưng nếu có thể tôi mong rằng các bạn vĩnh viễn sẽ không phải trải qua cảm giác này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *