LÀM THẾ NÀO ĐỂ CẢI THIỆN KHẢ NĂNG ỨNG XỬ CỦA MỘT NGƯỜI?

1. Nếu bạn thực sự muốn người khác cảm thấy bạn là người rộng rãi và muốn làm bạn bè cùng bạn thì lần đầu tiên gặp mặt bạn không nên mời anh ta đi ăn món Nhật giá 500 tệ mà thay vào đó bạn có thể mời họ đi ăn suất ăn phổ thông giá 50 tệ 10 lần.

Lần đầu gặp gỡ, nếu như bạn tỏ ra quá nhiệt tính sẽ rất dễ khiến người khác cảm thấy bạn tiếp cận họ là có mục đích, sau này nếu như bạn không đặc biệt chú ý tới cách đối xử với họ, họ sẽ cảm thấy bạn thay đổi rồi. Ngược lại, nếu ngay từ đầu bạn đối xử với họ như bình thường, về sau cũng không thay đổi, họ sẽ cảm thấy bạn là người chân thành và coi họ là một người bạn thực sự.

2. Những thứ mượn của người khác thì phải giữ gìn cho tốt trước khi mang trả, mượn đồ vật thì phải lau sạch sẽ, mượn xe thì phải nhớ đổ dầy xăng.

3. Nếu như bạn thích một người như chưa có cơ hội để tiến thêm một bước, bạn có thể cùng cô ấy chơi những trò mạo hiểm như trượt tuyết, đi tàu lượn siêu tốc, đi nhà ma, xem phim kinh dị. Chơi mấy trò kích thích này, nhịp tim sẽ tăng nhanh, đồng thời cũng khiến đối phương có cảm giác bạn là một người đáng tin cậy. Sau đó thì cái gì nên tới đều sẽ tới thôi.

Nói tới vấn đề yêu đương, có người 30 tuổi vẫn độc thân, nhưng cũng có người tốt nghiệp chưa tới 2 năm đã tìm được người phù hợp để kết hôn rồi. Nói trắng ra là bạn phải hiểu rõ chính mình thì mới biết được bản thân nên tìm người như thế nào cho phù hợp.

Điều này so với việc cứ yêu sai người rồi lại chia tay thì nhanh hơn nhiều. Nếu bạn vẫn đang phân vân trước những lựa chọn về tình cảm của mình, tôi có thể giới thiệu với các bạn bài trắc nghiệm tính cách trong tình yêu MBTI. Bộ trắc nghiệm này sẽ giúp bạn tìm ra kiểu người phù hợp nhất với mình thông qua thói quen sinh hoạt, tiềm thức tình cảm và nhiều phương diện khác.

4. Cách cư xử tốt nhất khi bạn còn trẻ là chân thành và nghiêm túc. Người đáng tin cậy tự nhiên sẽ được người đi trước giúp đỡ, tuy nhiên cũng không cần quá khiêm tốn, không hiểu thì phải hỏi, chỉ những người có năng lực mới có tư cách khiêm tốn.

5. Bình thường bạn cũng nên nhận một vài món quà nhỏ của mọi người như đồ ăn vặt, món tráng miệng tự làm hoặc là đặc sản họ mang từ quê. Đừng lúc nào cũng thấy nhận đồ của người khác là không tốt. Người khác thực sự muốn chia sẻ với bạn mà bạn lại từ chối sẽ khiến họ cảm thấy rất xấu hổ.

6. Nếu bạn đang phân vân “có nên nói câu này không” thì tốt nhất là đừng nói, bởi nếu như nói ra thì 90% là bạn sẽ hối hận.

7. Khi tới nhà người khác làm khách, dù mối quan hệ có tốt thì bạn cũng không nên tới tay không, nếu không đối phương sẽ cảm thấy bạn không tôn trọng họ. Tới nhà người khác cũng không nên quá tùy tiện, 2 người có mối quan hệ tốt thì cũng chỉ là tình bạn của 2 người, nhưng tới thăm nhà thì lại là chuyện khác.

8. Muốn biết một người có đáng để làm bạn hay không, không nên nghe những gì anh ta nói mà phải nhìn những gì anh ta làm.

Ngoài miệng thì nói hôm nay anh mời nhưng khi thanh toán thì lại ngồi im, loại người này đáng làm bạn sao?

Bình thường bạn luôn cảm thấy người này “EQ thấp”, làm việc gì cũng khiến bạn khó chịu nhưng khi bạn gặp chuyện thì lại là người đầu tiên giúp đỡ bạn, người như thế làm sao có thể không làm bạn được?

9. Học cách khen ngợi người khác một cách chân thành. Lời khen này phải xuất phát từ nội tâm và đừng khen một cách chung chung. Ví dụ như khen chiếc nhẫn mà cô gái đeo trên tay đẹp thì hay hơn trực tiếp khen cô ấy đẹp nhiều.

10. Không thắc mắc hay phản đối quyết định của cấp trên hoặc người lớn trong nhà trước mặt người khác. Giống như trong một cuộc họp, bạn thấy sếp nói không đúng và trực tiếp chỉ ra điều đó ngay trong cuộc họp, việc này khiến sếp của bạn bị bẽ mặt. Dù có nói đúng thì sếp bạn cũng sẽ không thoải mái. Nhưng nếu bạn nói chuyện riêng với sếp về lỗi sai đó, anh ta sẽ cảm thấy bạn là người hiểu biết và đáng để đào tạo.

11. Cố gắng đừng nhắc tới những lần bạn giúp đỡ người khác. Cứ nhắc tới 1 lần thì phần nhân tình đó sẽ giảm đi một chút.

12. Đừng chủ động góp ý cho người khác quá nhiều, điều đó có thể khiến họ cảm thấy bị xúc phạm.

13. Muốn người khác tin tưởng bạn thì điều kiện tiên quyết là bạn phải tự tin. Thực tế thì mọi người đều không hiểu rõ về bạn và cũng không ai có thể tạo dựng lòng tin trong một thời gian ngắn trước khi hợp tác. Vì vậy trong khoảng thời gian này, bạn càng tự tin thì sự tín nhiệm giữa hai bên càng mạnh.

14. Khi mọi người ra ngoài chơi cùng nhau, hãy cố gắng quan tâm tới tất cả mọi người. Nếu có ai bị tụt lại phía sau, nhớ chờ họ một chút.

15. Làm việc hoặc là không làm, hoặc là đã làm thì phải làm tới cùng.

16. Đừng lúc nào cũng chạy theo người khác, khi bạn trở nên mạnh mẽ, người khác sẽ tự động vây quanh bạn.

17. Trong một cuộc trò chuyện, nếu đối phương nhìn bạn một lúc lâu và chủ yếu chỉ trả lời mà không đặt câu hỏi thì bạn nên kết thúc câu chuyện càng sớm càng tốt.

18. Mời người khác ăn cơm thì đừng chỉ xem điện thoại, bạn mời họ đi ăn để trò chuyện, còn nếu muốn chơi điện thoại thì nên về nhà mà chơi.

19. Nếu có người liên lục càm ràm với bạn, có hai cách để cắt ngang lời họ:

① Giả vờ cúi xuống nhặt đồ để dời lực chú ý của họ.

② Nói là bạn có cuộc họp hoặc có điện thoại, trực tiếp khiến họ ngừng nói.

Đối với người đi làm thì họp hành luôn là một cái cớ hoàn hảo.

20. Hãy kiên nhẫn với trẻ em và người lớn tuổi, ai cũng phải trải qua giai đoạn này. Họ tiếp thu chậm không phải do vấn đề về trí tuệ mà là do lỗi nhận thức, bạn phải giao tiếp với họ theo cách mà họ có thể hiểu được.

21. Đừng nói mình già trước mặt người lớn tuổi, điều này sẽ khiến họ cảm thấy khó chịu. Bạn cho rằng bạn chỉ đang tự giễu bản thân nhưng người khác sẽ nghĩ bạn đang mỉa mai họ.

22. Đừng can thiệp vào việc nhà của người khác, bạn có thể an ủi họ nhưng không thể an ủi bằng cách hạ thấp người còn lại. Bởi vì cuối cùng họ cũng sẽ làm hòa còn những lời bạn nói sẽ trở thành cái gai trong lòng bạn.

23. Không cho những người bạn không hiểu rõ hoặc những người đã lâu không liên lạc vay tiền, nếu bọn họ tìm bạn để vay tiền nghĩa là họ đã không thể vay được tiền từ những người quen khác nữa.

24. Đừng tự tạo ra kẻ thù cho chính mình, chỉ cần có thể hợp tác đôi bên cùng có lợi, đối thủ cạnh tranh ngày trước cũng có thể trở thành đối tác.

25. Đừng bận tâm quá nhiều tới việc duy trì vòng xã giao của bạn, chỉ cần giá trị của bạn không thay đổi thì họ vẫn sẽ ở đó. Bình thường mỗi người chỉ cần hai hoặc ba người bạn chân thành là đủ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *