NHỮNG LỜI THOẠI KINH ĐIỂN CÓ THỂ ÁP DỤNG HIỆU QUẢ TRONG CÔNG VIỆC VÀ CUỘC SỐNG?

1. Nếu người khác nhờ bạn việc gì, bạn chỉ cần nói: “Chuyện này không dễ giải quyết đâu”, và thế là sẽ có điều kiện trao đổi.

Không dễ giải quyết tức là vẫn có thể giải quyết, nhưng cần điều kiện kèm theo, người hiểu chuyện đương nhiên sẽ biết tiếp theo nên làm gì.

2. Từ chối vay tiền: “Mày cũng biết đấy, dạo này tao xx, cũng làm gì có tiền.”

Nếu bị người khác vay tiền, chỉ cần thường ngày bạn không lộ mình giàu thì rất dễ từ chối.

Khi bạn bè vay tiền, bạn chỉ cần dùng câu “mày cũng biết đấy” để sút thẳng quả bóng lại phía nó, kèm thêm một lý do cụ thể nữa, ví dụ như mua đồ gì đó, đầu tư chứng khoán cổ phiếu, nói chung là gì cũng được.

Chỉ cần đối phương biết bạn đang trong tình cảnh túng tiền thì họ cũng ngại nói thêm câu nữa, thường là sẽ chủ động kết thúc cuộc đối thoại luôn.

3. Muốn thể hiện sự quan tâm nhưng không muốn đi đón khách hàng, đầu tiên cứ gọi điện thoại trao đổi trước: “Chỗ hẹn hơi xa đó, anh/chị cần em đón không?”

Đa số mọi người nếu gặp câu hỏi này, phản ứng bản năng của họ sẽ là ‘không cần’, vậy là bạn đạt được mục đích rồi.

Nhưng nếu bạn gặp phải người thật sự muốn bạn đi đón, khả năng là người này sẽ hơi khó chiều đấy, sau này làm việc cùng nhau nhớ phải nịnh nọt một chút.

4. Kỹ năng báo cáo kinh điển 1: “Sếp ơi, nhóm chúng em có hai phương án A và B, cái nào cũng có ưu điểm riêng, sếp cho bọn em xin ý kiến xem chọn cái nào thì tốt hơn ạ.”

Thủ thuật này sử dụng hiệu ứng mỏ neo, quăng ra một mỏ neo chọn một trong hai, tránh khả năng bị từ chối tất cả, dẫn dắt lãnh đạo “chọn một cái”, “đưa ra ý kiến”, giảm nguy cơ bị từ chối tất cả.

5. Kỹ năng báo cáo kinh điển 2: “Sếp ơi, em nghĩ thế này, XXX. Thứ nhất, X; thứ hai, X; thứ ba, X.”

Bộ não của chúng ta được huấn luyện để khi nghe thấy “thứ nhất, thứ hai” thì sẽ mặc định là nghe rất có lý, rất logic, bất kể nó có thực sự hỗ trợ quan điểm của bạn hay không. Hãy tận dụng tốt điều này để lãnh đạo nghĩ rằng bạn chuẩn bị rất đầy đủ, chu toàn.

6. Khi gặp vấn đề khó cần lãnh đạo giúp: “Sau khi tìm hiểu, em đang gặp phải tình huống thế này, cách giải quyết của em là XX, sếp có cách nào hay hơn không.”

Đừng nói thẳng là mình không giải quyết được nên phải cần lãnh đạo nghĩ cách. Dù phương án bạn đề xuất không có gì đặc sắc thì cũng phải nói.

7. Khi nhờ người khác giúp: “Chị giúp em in tài liệu này ra được không, vì lát nữa em có việc bận.” , “Ngại quá nhưng mà cho em đứng trước được không, vì em đang vội lắm.”

Hãy sử dụng mẫu câu “vì… nên”, đây là phản xạ có điều kiện do việc dạy ngữ văn hơn chục năm để lại cho tôi, dù lý do có kỳ cục thế nào thì lúc nghe vẫn mặc địch là có lý.

8. Muốn tiếp tục cuộc trò chuyện: nắm bắt từ khóa trong câu nói của đối phương + mở rộng thông tin đã từng trao đổi với nhau.

VD1:

Bạn bè: “Hôm nay t lại phải tăng ca rồi, phiền quá.”

Bạn: “Sao lại tăng ca nữa vậy trời, lại là ông sếp lần trước bắt m tăng ca hả?”

VD2:

Bạn thân: “Anh nhà t có người yêu rồi!”

Bạn: “Anh nào? Là cái ông idol lần trước m nói hả? Vcl!”

9. Không muốn tiếp tục cuộc trò chuyện: lặp lại từ khóa + từ cảm thán. Quan trọng là đừng mở rộng bất kỳ thông tin liên quan.

VD1

Bạn bè: “Hôm nay t lại phải tăng ca rồi, phiền quá”

Bạn: “Sao lại tăng ca nữa, haizz, cái quần què gì zậy, t chịu lun á.”

VD2

Bạn thân: “Anh nhà t lại có người yêu rồi!”

Bạn: “Lại nữa hả! Vcl, ghê thật đó, chịu lun!”

10. Lãnh đạo nói: “Em vất vả rồi.”

Bạn: “Em học được nhiều thứ từ đó mà.”

So với việc khiêm tốn, không kể công, thì lãnh đạo thích người như trên kia hơn.

11. Thay đổi suy nghĩ của một người: đồng ý với lập trường, nhưng thay thế quan điểm của họ.

Dù là với ai, quan điểm là thứ có thể thay đổi, nhưng lập trường rất khó lung lay.

Ví dụ ngân sách lãnh đạo giao cho bạn thiếu một khoản rất lớn, điều bạn có thế làm không phải là oán thán sếp keo kiệt, thay vào đó bạn hãy đồng ý rằng sếp đang cắt giảm ngân sách để kiểm soát chi phí. Mở công ty là để kiếm tiền, đây chính là lập trường nên có của lãnh đạo.

Vì vậy, nếu bạn không muốn ngân sách của mình bị cắt thì bạn chỉ cần cho sếp thấy kế hoạch bạn đưa ra có thể kiếm được nhiều tiền hơn cho sếp, vậy là sếp sẽ không thể không đồng ý.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *