43 THẦN CHÚ NÂNG CẤP BẢN THÂN CHỈ 10 PHÚT MỖI NGÀY

Sướng-khổ, thành-bại đều quyết định ở đây

Dường như mỗi chúng ta luôn dùng hai chữ “bận rộn” để miêu tả trạng thái hiện tại của bản thân. Nhưng bận rộn đến mấy mà 1 ngày không dành được 10 phút để làm những hoạt động cải thiện sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần thì chắc hẳn bạn chưa phải là người biết cách sống khôn ngoan. 

Bạn có thể lấy lý do bận rộn để không gặp những người mình không thích, để xem một bộ phim nhàm chán nhưng đừng lấy lý do bận rộn để “hạn hẹp” với chính cuộc sống của mình. Đừng tỏ ra quá căng thẳng mà hãy cứ thư giãn bản thân và dành những điều tốt nhất để nâng cấp chính mình. Đầu tư vào bản thân là khoản đầu tư có lợi nhất.

I. DÀNH CHO CƠ THỂ:

1. Chuyển động

Bạn có thể tìm trên mạng những bài tập chỉ kéo dài khoảng 10 phút – một bài tập workout đơn giản nhưng hiệu quả vô cùng cao. Duy trì hoạt động này mỗi ngày, bạn sẽ sớm nhận được những ích lợi lớn từ cơ thể. Tập luyện vừa giúp bạn trở nên linh hoạt hơn vừa giúp tinh thần sảng khoái hơn.

2. Thử tập yoga

Không ít người đã tập yoga cho rằng bộ môn này vừa giúp họ giảm căng thẳng lại vừa giúp họ dẻo dai hơn, xương chắc khỏe. Một khảo sát năm 2016 đã cho kết quả là những người tập luyện yoga luôn cảm thấy tích cực về hình ảnh bản thân.

3. Di chuyển trong tĩnh lặng

Thời gian yên tĩnh bạn dành cho bản thân có thể giúp tâm trí bạn bớt rối bời và căng thẳng. Bạn có thể đi tìm một góc phòng tối, ít người qua lại để dành thời gian cho chính mình hoặc bước ra ngoài ban công để hít thở hay vươn vai để giải phóng cơ thể. Hãy chú ý tới cảm giác của bản thân, quan sát xung quanh, lắng nghe những tiếng động, ngửi những mùi xung quanh và một lần nữa lại quan tâm đến cảm giác của bản thân. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi quay trở về vị trí cũ với những trải nghiệm đơn giản như vậy.

4. Giảm đau lưng

Bằng những bài tập đơn giản, hãy giúp cái lưng của bạn bớt đau sau một ngày ngồi nhiều trên văn phòng.

5. Không ngại selfie

Đừng tự ti lấy điện thoại và selfie một cái thật tươi. Bạn có thể không cần dùng filter, không cần up lên mạng xã hội, chỉ cần bạn tận hưởng khoảnh khắc selfie ấy. Điều cốt yếu là sau khi “tự sướng”, bạn hãy viết 3 điều bạn cảm thấy yêu thích về bản thân. Sau đó, hãy lưu lại vào nơi bạn dễ nhìn để chúng giúp tăng sự tự tin của bạn vào những ngày chán chường với một tâm trạng tồi tệ.

6. Chiến đấu với những “kẻ thù” cảm xúc

Có những ngày rất vui nhưng có những ngày rất buồn, có những ngày tâm trạng tích cực nhưng có những ngày tâm trạng vô cùng tệ. Đó là điều không thể tránh khỏi, lo lắng, hoang mang và áp lực – tất cả những cảm xúc ấy bất kì ai cũng đều có. Khi ấy, hãy nhìn vào những “câu thần chú” của bản thân để thoát khỏi cảm xúc tồi tệ.

7. Ngủ trưa

Chỉ cần 10 phút chợp mắt vào buổi trưa chắc chắn sẽ cải thiện sự khó chịu đỉnh điểm của bạn. Và tốt hơn hết, đừng “chữa cháy” bằng cách uống cà phê hay một ly nước nhiều đường bởi có thể tâm trạng bạn còn tệ hơn trước.

8. Đi tìm “cheerleader”

Ở bên cạnh những người bạn tích cực, bạn chắc chắn cũng học được từ họ rất nhiều điều, đặc biệt là cách nhìn nhận mọi vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Tại sao bạn không dành 10 phút để đi dạo và trò chuyện cùng họ nhỉ?

9. Nhâm nhi rượu vang

Một chút rượu vang đỏ có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Vì vậy, hãy cầm chắc chai rượu và bật nút chai.

II. DÀNH CHO VÍ TIỀN:

10. Kiểm tra điểm tín dụng

Điểm tín dụng của bạn được lập bảng dựa trên gần 100 nguồn khác nhau và có thể bị ảnh hưởng bởi thói quen tài chính hàng ngày của bạn.

11. Theo dõi chi tiêu 

Sau một ngày cuối tuần với bạn bè, luôn có những người cảm thấy tội lỗi khi nhìn vào tài khoản ngân hàng để xem “thiệt hại” bao nhiêu. Vào sáng thứ hai, chúng ta tự hứa với mình rằng sẽ chi ít tiền hơn cho những thứ phù phiếm. Nhưng có thể chẳng có gì thay đổi. Vì thế, hãy bắt đầu bằng cách theo dõi 3 món đồ bạn hay tiêu tiền nhiều nhất để xem chúng có xứng đáng được đầu tư không!

12. Tận hưởng

Có một quỹ tiết kiệm và luôn có trách nhiệm kiểm kê ví tiền là điều cần thiết cho các chiến lược tài chính thông minh. Nhưng đừng bị cuốn vào việc theo dõi tài chính đến nỗi bạn quên sốngcho mình. Hãy cho ngân sách của mình nghỉ ngơi và thỉnh thoảng dùng số tiền mình kiếm được để ăn một bữa thật ngon với những món mình yêu thích. Tìm một nơi thật yên tĩnh để thư giãn và trân trọng những khoảnh khắc ấy.

13. Học hỏi từ những người khác

Mỗi ngày dành 10 phút để đọc một bài viết vể tài chính và học hỏi từ những người đã mắc phải những sai lầm về tiền bạc mà có thể bạn đang vướng mắc với nó để tìm cách giải quyết.

III. DÀNH CHO CẢM XÚC:

14. Tìm kiếm sự hỗ trợ

Cuộc sống có thể đôi lúc khó khăn. Khi tiền bạc eo hẹp, bạn bè không ra tay hỗ trợ và công việc chồng chất, bạn khó giữ được sự tích cực và hướng tới mục tiêu ban đầu. Các vấn đề không phải lúc nào cũng lớn, nhưng chúng có thể ức chế khả năng tiếp tục tiến về phía trước của bạn. Bạn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ các nhà trị liệu tâm lý để giúp cảm xúc không bị dồn nén, ứ đọng.

15. Hiểu bản thân

Bạn có thể làm các bài tập trắc nghiệm tính cách trên mạng để hiểu rõ về tính cách cũng như cảm xúc của bản thân.

16. Thức dậy trước bình minh

Và đừng chụp ảnh khoảnh khắc ấy! Đôi khi như chúng ta chỉ chụp ảnh để đếm số lượt thích và chia sẻ mà thôi. Hãy lưu khoảnh khắc đẹp đó trong chính tâm trí mình.

17. Nghe nhạc

Theo một nghiên cứu tại Anh được thực hiện bởi David Lewis-Hodgson, việc nghe bài hát “Weightless” của Marconi Union có thể giúp làm giảm 65% sự lo lắng. Vì vậy, hãy chọn một vị trí thoải mái và dành 8 phút 8 giây để cảm nhận sự thư giãn của chính bạn.

18. Cười thật thoải mái

“Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”, nhớ nhé!

19. Tự vấn bản thân

Lần cuối bạn tự hỏi mình là khi nào? Và bạn đã thực sự lắng nghe bản thân chưa? Chúng ta thường xuyên phóng đại những phiền toái hàng ngày trong tâm trí. Bằng cách hét thật to, phần nào bạn sẽ giải thoát được cảm xúc của chính mình.

20. Kiểm tra trí tuệ cảm xúc

Được nhận định là quan trọng hơn IQ, trí tuệ cảm xúc được cho rằng có ảnh hưởng đáng kể đến thành công trong sự nghiệp, các mối quan hệ, kỹ năng giao tiếp và hơn thế nữa.

21. Đặt điện thoại xuống

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tâm lý học Thực nghiệm cho thấy bạn có thể bị phân tâm khi nghe điện thoại hoặc thấy điện thoại rung lên, ngay cả khi bạn không nhấc máy. Hãy thử đặt điện thoại của bạn ra khỏi tầm nhìn (và tầm chạm tay) trong 10 phút để năng suất làm việc không bị gián đoạn.

22. Luyện tập lòng biết ơn

Hãy luôn nhắc nhở bản thân về những điều tích cực trong cuộc sống của bạn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng luôn giữ thái độ biết ơn với cuộc sống không chỉ duy trì cảm giác hạnh phúc mà còn giảm số lượng các bệnh về thể chất. Viết ra ba điều tích cực mỗi ngày và ghi lại những khoảnh khắc vui vẻ.

23. Lan tỏa tình yêu

Giải phóng “hoocmon tình yêu” oxytocin sẽ cho chúng ta cảm giác thấy hào phóng và hạnh phúc hơn.

24. Xua tan những suy nghĩ đáng lo ngại

IV. DÀNH CHO TÂM HỒN:

25. Nghe audiobook

26. Nghỉ ngơi

Đôi khi việc học tốt nhất xảy ra khi chúng ta không có chủ ý học. Hãy cho bộ não của bạn được nghỉ ngơi bằng cách chơi một số trò chơi được yêu thích nhất trên Internet. 

27. Có một cuốn sổ tay cuộc sống

Không phải là một cuốn sách đầy rẫy những danh sách việc cần làm hoặc một kế hoạch hành động, mà là một cuốn sách buộc bạn phải suy nghĩ về nơi bạn muốn ở và hình dung nơi bạn muốn đi. Nó có thể đơn giản như thu thập các trích dẫn yêu thích của bạn, hình ảnh truyền cảm hứng và danh sách những giấc mơ muốn thực hiện. 

28. Đọc một chương sách

Một chương sách có làm khó bạn quá không? Sau 10 phút táp trung, bạn có thể tiếp tục quay lại với bộ phim đang xem dở.

29. Học một từ mới

Có vốn từ vựng phong phú không chỉ làm cho bạn nghe dễ dàng hơn mà còn cho phép bạn truyền đạt tốt hơn ý tưởng mới của mình đến các nhà đầu tư hoặc bán mình trong cuộc phỏng vấn về giấc mơ của bạn.

30. Học kĩ năng

Giải quyết vấn đề, ra quyết định, lãnh đạo, quản lý thời gian… Đó là những kĩ năng mà chúng ta ước mình học được ở trường đại học.

31. Trở thành một người đọc tốc độ

Không phải mọi cuốn sách đều yêu cầu bạn đọc từng từ. Hãy đặt mục tiêu đọc từ 50 đến 5.000 từ mỗi phút và có thưởng khi bạn tiến bộ.

32. Tiếp thu văn hóa trực tuyến

33. Học một ngôn ngữ mới

34. Khám phá kỳ quan tuổi thơ của bạn

Đầu tiên, hãy mua một cuốn sách “1001 câu hỏi vì sao” dành cho trẻ nhỏ. Thứ hai, đặt nó trên bàn cà phê của bạn. Thứ ba, tổ chức tiệc tại nhà, tụ họp mọi người và hỏi những câu hỏi trong sách.

V. DÀNH CHO CÔNG VIỆC:

35. Tìm một người bạn cà phê

Hầu hết những người đi trước chúng ta đều trải qua các vấn đề trong cuộc sống hiện tại của chúng ta. Hãy dành thời gian và năng lượng để mời cà phê một người bạn, đồng nghiệp hoặc người cố vấn trong một tiếng nghỉ trưa. Sau đó, nêu vấn đề, đặt câu hỏi cho họ và thực sự lắng nghe những gì họ chia sẻ.

36. Đăng kí thêm các khóa học cần thiết

37. Sử dụng quy tắc 60/10

Làm việc trong 60 phút và sau đó làm một cái điều đó cho chính mình trong 10 phút. Chuyên gia về chánh niệm Andy Puddicombe nói rằng, “tâm trí cũng cần được chăm sóc. Nếu không có thời gian cho chính mình thì hậu quả có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của chính bạn.”

38. Tìm kiếm thông tin thông minh hơn bằng những công cụ trên mạng

39. Bám sát mục tiêu

Bạn phải luôn có trách nhiệm với mục tiêu của mình bằng cách theo dõi các thói quen tốt và xấu. Bạn có thể tìm đến các ứng dụng thân thiện với người dùng để làm báo cáo tiến độ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng để nhắc nhở bạn theo dõi quá trình.

40. “Ngồi không”

Hóa ra việc chán chường đôi khi lại tăng tính sáng tạo của bạn. Dành 10 phút để hoàn toàn không làm gì cả. Hãy để tâm trí của bạn đi lang thang và xem nó sẽ đưa bạn đến đâu.

41. Viết một lá thư cho bản thân tương lai của bạn

42. Nói “không”

Thời gian là tài sản quý giá nhất của bạn. Học cách nói “không” và cho bản thân nhiều thời gian hơn để làm những điều khiến bạn thông minh hơn, tốt hơn và hạnh phúc hơn.

43. Hãy nhớ những gì bạn muốn

Đôi khi, chúng ta bị phân tâm bởi những căng thẳng đến nỗi chúng ta khôn dành thời gian để ổn định và lắng nghe những gì cơ thể đang nói với chúng ta. Hãy thử điều này: Ngồi trong tư thế thoải mái, giữ hơi thở, nhắm mắt lại và khi bạn thở, lặp lại trong tâm trí những gì bạn muốn nói trong 5 phút. Tiếp theo, bốn lần liên tiếp, hãy tự hỏi tôi thực sự muốn gì? Đừng cảm thấy như bạn bắt buộc phải trả lời nó; hãy để tâm trí của bạn lắng xuống và những ý muốn thực sự xuất hiện.

Theo Báo dân sinh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *