CÔ ĐỘC VÀ CÔ ĐƠN CÓ GÌ KHÁC NHAU? CON NGƯỜI TA LIỆU CÓ THỂ CHẤP NHẬN CÔ ĐƠN HAY CÔ ĐỘC?

1- Tôi vừa tra Google, ”Cô độc”, “độc” theo lí giải trong ngôn ngữ thường có thể hiểu là duy nhất, “độc nhất vô nhị”. Chính là kiểu độc tôn, duy nhất, không tiếp thu các ý kiến của bất kì ai, không cần ai thương xót, cũng chẳng cần ai đồng cảm. Cứ như vậy “độc lai độc vãng”.

Thật ra tôi không đồng tình với cách lí giải này lắm, quá mức tiêu cực và tuyệt đối. 

Thực ra, “cô độc” mang ý nghĩ trừu tượng từ nội tâm, còn “cô đơn” thì có nhiều biểu hiện cụ thể hơn. Giống như là “Alone” và “Lonely” vậy đó. 

Khi màn đêm buông xuống, tôi thường bất giác cảm thấy cô độc, thứ cảm giác này tôi nghĩ là “cô độc” chứ không phải là “cô đơn”. Cho nên tôi mới khẳng định rằng cô độc là xuất phát từ nội tâm, chính nội tâm của tôi. 

Bạn luôn bận rộn giữa dòng người tấp nập, nhưng bạn vẫn sẽ có lúc cảm thấy cô độc, chỉ là cô độc mà không hề cô đơn, bạn không phải một mình, bạn có mọi người xung quanh. 

Cũng có thể rõ ràng bạn sống ở một ốc đảo, không một ai bên cạnh, lúc đó giường như là cô đơn, nhưng sẽ chưa hẳn bạn cảm thấy cô độc.

Con người ta sẽ chẳng cô độc nổi, cuộc sống muôn màu muôn vẻ này luôn có những sợi dây vô hình kết nối bạn đến mọi vật, mọi việc. 

Để cuộc sống của bạn trở nên phong phú và thêm nhiều màu sắc thì dù bạn cô đơn cũng không đừng bao giờ cảm thấy cô độc. “Cô đơn” không có gì ghê gớm cả, điều khủng khiếp chính nhất là sự cô độc xuất phát từ trong nội tâm của bạn.

“Đúng như câu trả lời trên Baidu, kẻ cô độc tự phong cho mình là một vị vua, rồi từ bỏ cả thế giới.”

2- “Cô đơn” là biểu hiện từ bên ngoài ý chỉ thái độ sống và sinh hoạt của một đối tượng nào đó.

Đơn giản mà nói giống như những người con xa quê đi lên Miền Bắc (Trung Quốc) sinh sống và làm việc. Ở đây họ thuê một căn nhà, cuối tuần cũng không dành thời gian để gặp gỡ và giao lưu với bạn bè. Thời gian chủ yếu ngoài học tập, làm việc thì chỉ có ở nhà, gò bó trong không gian phòng thuê nhỏ bé. Cái này chắc có thể hiểu là cô đơn. Cô đơn cũng chẳng có gì to tát cả, một mình bạn vẫn có thể vừa cô đơn nhưng vẫn vui vẻ, tạo được niềm vui cho chính mình. Chỉ cần bạn cảm thấy vui, như vậy là quá đủ rồi.

Mặt khác “cô độc” lại là biểu hiện của sức mạnh tinh thần. Giống như là tận sâu trong tim bạn đã không còn nuôi dưỡng những xúc cảm, kỳ vọng, và chờ mong. Không còn ai đồng điệu về mặt tâm hồn hay có sự gắn kết về mặt cảm xúc. 

Gặp chuyện gì cũng không muốn chia sẻ với ai, không quan tâm đến việc có thể chia sẻ với ai hay không, chỉ vì “mình là người cô độc” nên gò bó và o ép bản thân, chỉ biết tuyệt vọng … Thế mới hiểu được, “cô độc” đáng sợ đến mức nào? 

“Cô đơn” có thể kiểm soát được, còn “cô độc” thì vĩnh viễn không. Con người ta có thể lựa chọn cô đơn, hưởng thụ những giây phút mới mẻ đó. Ngược lại, cô độc ghé thăm đồng nghĩa với việc không còn lối thoát. 

3- Trong tiềm thức của mọi người vẫn nghĩ là “Khi bạn cảm nhận được sự ghé thăm của cô độc, tức là bạn cũng chỉ có một mình thôi”. 

Trên thực tế, con người ta có thể chìm vào cô đơn, nhưng chưa hẳn đã là cô độc. Bởi vì cô độc đến từ sự khác nhau giữa “có thật sự tồn tại những liên kết” và “khát vọng được kết nối”. Chỉ đơn giản là cảm nhận chủ quan của mỗi người.  

Một người cũng có thể được mọi người quan tâm, chú ý nhưng vì thứ anh ta muốn lại là cảm giác “khát vọng được kết nối” muốn mà không được, nên là anh ta cảm thấy cô độc. 

Còn cô đơn thì chỉ là một trạng thái khách quan, “mỗi giây mỗi phút đều chỉ có một mình”.

4- “Cô độc” thực ra cũng rất “đẹp” mà, chúng ta ắt hẳn đều đã trải qua, đơn giản vì chúng ta đều là những người hết sức bình thường, tránh không khỏi những sắp đặt của thế gian. 

Một mình đến thì cũng sẽ có lúc rời đi một mình thôi. 

5- À thì ra “cô độc” không đồng nghĩa với “cô đơn”. Có những lúc cũng chỉ mong có thời gian cho mình lắng lại, chậm lại mà chẳng dám đi đối mặt với những phiền muộn giữa người với người, hay là trốn tránh đối mặt với những việc không dám đối mặt. 

Tôi không cô độc, chỉ là tôi đã quen với việc cô đơn, quen với việc đối mặt một mình và tôi cảm thấy mãn nguyện, như hiện tại rất mãn nguyện. 

6- Có thể cô độc nhưng cố gắng đừng cô độc. Có thể lựa chọn cô độc nhưng đừng để mình là một thùng rỗng xúc cảm. Bạn có thể ấm ức hậm hực, nhưng đừng bao giờ sa ngã, biến chất. Bạn cũng có thể thất vọng, nhưng đừng bao giờ từ bỏ. 

Hãy nhớ rằng, “một đứa bé không có ô, nhớ liều mạng chạy về phía trước” 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *