Đi tiêm vaccine không cần phải khám sàng lọc dị ứng

Hiện nay có 2 chất có thể gây shock phản vệ là polysorbate 80 (AstraZeneca, Jenssen) và PEG (Pfizer, Moderna) đều là các chất an toàn và rất hiếm trường hợp dị ứng. Tuy nhiên các test này không có sẵn ở Việt Nam và cũng không có mấy nơi trên thế giới làm. Hai chất này được dùng nhiều trong mỹ phẩm, xà phòng, kem đánh răng hoặc dùng làm chất tạo nhũ trong thực phẩm như kem (ice cream) và cũng được dùng trong một số loại vaccine khác, phổ biến nhất là vaccine cúm mùa. Vì thế nên chỉ có những người có tiền sử dị ứng với mỹ phẩm, kem đánh răng, kem ăn (chưa từng nghe tới)… hoặc shock phản vệ với vaccine cúm mùa là có nguy cơ cũng phản ứng với vaccine COVID-19 (những loại đang có ở Việt Nam). Tất nhiên không thể loại trừ những người chưa từng tiếp xúc với các dị nguyên này nên không có tiền sử. Điều quan trọng là BYT đã tính kỹ tới trường hợp này khi tổ chức tiêm vaccine và shock phản vệ nếu xảy ra chỉ trong vòng 30 phút sau tiêm nên hoàn toàn có thể can thiệp kịp thời. Lúc mình đi tiêm ở TPHCM cũng thấy có người bị shock nhưng đã được xử lý ngay lập tức nên không sao. 

Hiện nay trên cả thế giới mới có khoảng 3, 4 trường hợp tử vong do shock phản vệ sau tiêm, nhưng đây là những trường hợp rất đáng tiếc do hệ thống chưa đề phòng cẩn thận hoặc bệnh nhân không đáp ứng với thuốc điều trị. Tỷ lệ này cũng quá nhỏ trong số hàng trăm triệu người đã được tiêm nên không có đáng ngại.

Các loại dị ứng thông thường (dị ứng hải sản, kháng sinh, bụi bẩn…) không liên quan tới vaccine. Nếu test dị ứng với dị nguyên khác mà gây shock phản vệ thì cũng không có nghĩa là bạn sẽ bị như thế khi tiêm vaccine. Bản thân mình cũng bị ứng rất nặng với phấn hoa và lông mèo nhưng không có test dị ứng trước khi tiêm và sau khi tiêm còn không hề sốt. Vì thế nên việc bỏ tiền triệu ra khám sàng lọc dị ứng cũng không cần thiết và kết luận không có giá trị gì cho việc có nên tiêm vaccine hay không. (Edit: trừ trường hợp nếu test dị ứng thì test với vaccine có thành phần tương tự với AstraZeneca kết quả sẽ phản ánh đúng với khi tiêm thật nên nếu có làm test cần biết người ta test cái gì. Đây là lựa chọn cá nhân, mình không nói là không được làm) 

Việc cần thiết hơn là giữ sức khỏe và tinh thần cho tốt (hồi hộp quá cũng không được tiêm), ở lại theo dõi 30 phút sau tiêm và tốt nhất là có bảo hiểm trước khi đi tiêm, để nếu phải can thiệp y tế sau đó thì cũng không phải lo gánh nặng chi phí.

Chúc mọi người được bình an và được tiêm vaccine sớm nhất có thể.

Đây là ý kiến cá nhân của bạn Lê Minh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *