Quê tôi – chuyện xưa

Bà t đẻ được 4 người con, trong đó cô út mất từ thuở mới lọt lòng, ấn tượng hồi nhỏ của t là cô có 1 bát hương nho nhỏ đặt ở dưới cùng và khi đi coi bói thì không ai đặt 4 bát hương như vậy ( Kiêng kị gì đó t cũng không rõ) nhưng kệ nhà t vẫn thờ, và khi thắp hương khấn vái thì bà vẫn gọi là cô bé tại gia và hay kêu cô độ cho mấy đứa cháu ( nhà có 3 ae ) .

Người con cả là bác gái t, ai cũng nói nhà t mỗi bác là con thật của bà con 3 người kia là mượn mạng lộn vào , sẽ sớm đi theo hầu âm . Bác t thì càng già càng giống bà nội, số cũng lận đận lắm, con dâu thì mất sơm, bác trai thì giờ bị liệt phải ngồi xe lăn, âu cũng do cái nghiệp ngày xưa để lại. Chuyện này t sẽ kể sau.

Người thứ 3 là bố của t, người con trai duy nhất của dòng họ, Bố t thì căn quan mãnh hổ, cũng là người mà theo t thì không gì không làm được. Cuộc đời bố là chuỗi tháng ngày vất vả mà giờ t vẫn chưa báo hiếu được, vẫn đang cố gắng từng ngày vì tốc độ trưởng thành của con cái phải nhanh hơn cha mẹ.

Cô ba là Căn cô chín đền sòng, đanh đá chua ngoa lắm, Ngày t còn bé cô bị sát căn, hành âm do không ra trình đồng mở phủ được, điên điên dại dại mất mấy năm trời mà giờ mới đỡ.

Sáng dậy đi làm tranh thủ kể tí chuyện vặt.

Nhớ hồi nhỏ học mẫu giáo lớn , Bà nội dắt đi học, t có cái tật sợ chó mà dhs đến lúc lớn rồi vẫn chưa hết. Hồi bé trong làng có mấy con chó khốn nạn lắm, cứ đi qua mà đặc biệt đi xe đạp là nó chạy theo rượt xanh mắt, vì vậy nhiệm vụ hộ tống đi học lúc bé là bà t , lớn hơn thì ông anh trai ( người sau này vật ngã gãy cả răng cử của t do ngã xe và hối lộ bằng bịch bim bim vụn để t không mách bố mẹ ) .

Sáng hôm ấy bà dắt t đi học như thường lệ, đi qua ao nhà thằng bạn, góc ao có cây dừa già và đối diện bên kia là nhà của bà Chín điên thì đúng lúc t đi qua cây dừa nó rụng trái đánh tùm 1 cái, t để ý mấy lần liền nó rụng như vậy mà quả dừa lặn mất tăm nhưng bé nên cũng chẳng để ý . Bà t thì quát đứa nào trêu bà cháu t liệu hồn có ngày t chặt cả cây thì hết chỗ trú ngụ. Từ đấy t không thấy dừa rụng bao giờ nữa….

Lại kể về bà Chín điên, t cũng chẳng nhớ rõ mặt và bà bị điên từ bao giờ, chỉ nhớ đó là 1 người đàn bà khắc khổ bị điên trong căn nhà c4 lụp xụp, có những đêm trăng sáng anh em t đi chơi đêm về gặp bà lội bì bõm dưới ao mà sợ hết hồn. Mùa đông cũng như mùa hè bà vẫn lội và không thấy mặc đồ ấm bao giờ dù trời lạnh như cắt da cắt thịt, người ta đồn bà bị âm hành, là ghế nhập nhiều qúa thành ra giờ bạt hết vía đi thành ra như vậy. Năm t vào lớp 4 thì bà đột ngột qua đời, căn nhà c4 từ đó đóng cửa im lìm là 1 trong những căn nhà ma của xóm.

Ông t mất sớm từ năm bố t 11t để lại 3 người con cho 1 mình bà t nuôi nấng, nhà t thì ở sát cánh đồng, ngăn cách bởi 1 con mương nho nhỏ, ở bờ mương ấy vào mùa vụ thì dễn ra đủ trò chơi của lũ trẻ, bố t và cô thì hồi bé cũng đi chăn bò cắt cỏ như bao đứa trẻ làng quê khác mà từ đó mới quen mẹ t =))). t vẫn nhớ ở đoạn cua chia cắt bờ mương cứ đến mùa đông khi không còn mùa vụ là sẽ diễn ra đóng gạch , đốt lò gạch. Ở quê ngày ấy thì gạch sẽ được đóng trên 1 dây chuyền mà đất sét sẽ đào trực tiếp ngoài ruộng, đóng xong sẽ có những chú, bác xếp chồng lại cạnh đấy và bộ môn trộm gạch ra đời. Lũ trẻ con sẽ lừa canh lúc thợ nghỉ trưa hoặc chập tối lẻn ra trộm gạch mới đóng xong chờ nung mang về khoét ra làm bếp, làm pháo .
Để đi được ra đấy sẽ phải đi qua khu bạch đàn, nói là khu bạch đàn vì có 1 rặng bạch đàn chẳng biết người ta trồng từ bao giờ, cây to thẳng tắp, mà ở đó t được kể lại là nơi ngày xưa có ông đói quá đi ăn trộm bị người ta đập chết ở đấy. Lũ trẻ sợ lắm khi đi qua nhưng cái thú vui đi trộm gạch nó thôi thúc thì vẫn nhắm mắt chạy thục mạng qua để trộm về, mà phải đứa nào bạo gan lắm mới dám đi lúc xẩm tối. 

Cái nhà đối diện là nhà ông thầy sửu, nơi mà t nghi nuôi ma xó

Nhà t cạnh 1 cái mương dài dài, để qua mương sang bên kia cánh đồng người ta đã xây 1 cây cầu ngay sau cạnh nhà t, nhưng nó là dạng cầu cũ , nhỏ chỉ 1 người đi. Sau này nông thôn mới họ chuyển sang xây cây cầu to hơn để xe cơ giới, xe kéo có thể di chuyển qua được
Hồi nhỏ t thích ra chơi ở bờ sông , bờ ao lắm , ra đấy chơi nặn đất sét, chơi bèo chứ ngày xưa có smartphone như trẻ con bây giờ đâu, thế mà chẳng đau ốm gì bao giờ. lần đầu là đang chổng mông kéo cái dây rau muốn để lôi đám bèo vào thì có ai ủn mông rơi thẳng xuống. May mà cái ao tù nước nông mà t cũng bơi từ nhỏ nên lóp ngóp bơi lên được, về cũng chả dám khóc bà lại thay đồ cho.
Lần thứ 2 là ngã ở cái cầu mới , t đi chơi tiện đón bố mẹ đi gặt về, đang ngồi ở bờ cầu ném linh tinh xuống nước thì thấy cái bóng dưới nước rồi tùm, rơi thẳng xuống, may mà bố t nhìn thấy vất xe lúa chạy đến vớt lên kịp. t uống no 1 bụng nước mà vẫn không biết tại sao lại lộn cổ xuống. Sau đi xem mới biết người nhà độ , ông với cô trẻ vẫn về trông không thì cũng thành người thiên cổ từ lâu rồi.
Hình trên là cây cầu mới mà t ngã.

Bà Xuân

Giữa 1 khu vực đang chuyển mình vì nông thôn mới thì Cạnh xóm t ở giữa làng có 1 cái xóm chả hiểu trúng lời nguyền gì lần lượt lần lượt từng nhà bỏ xứ mà đi hoặc chết già rồi thành nhà hoang. Nhà bà xuân cũng vậy mà giờ căn nhà đó chuyển thành nhà thờ họ Trần trong làng, Cái xóm ấy nó âm u , lạnh lẽo lắm , trời trưa nắng như thiêu mà đi vào vẫn nổi da gà. Nhà thì bỏ hoang do có người tự tử treo cổ, nhà bà Chín t kể bên trên cũng bỏ hoang do chẳng còn con cháu j.
Chuyện là năm ấy t học c1 ( lớp mấy chả nhớ) , mùa đông trời tối nhanh lắm, 5h30 đi về trời đã sập tối rồi, đang đi trên con đường quen thuộc thì phải bước qua cái ngõ ma ấy, từ nhỏ và cho đến bây giờ t vẫn có 1 lỗi sợ mơ hồ với cái xóm vắng ấy. T đi qua không dám nhìn thẳng vào nhưng trong cái nháy mắt ấy t thấy 1 bóng dáng mơ hồ đang chống gậy mỉm cười, là bà Xuân, đích thị là bà đang đứng đấy nhìn t cười 🥶 gáy t lạnh buốt da gà nổi hết lên mà chân thì nhũn ra không chạy được, phải mất 1 lúc lâu t mới hoàn hồn chạy thục mạng về nhà mà không dám kể chuyện ấy cho ai biết

Bà C và ký ức

Nhớ hồi t còn nhỏ t có 1 bà trong họ nội tạm gọi là bà C ( t không muốn gọi tên húy của bà ) . Bà thương anh em t lắm, có quà bánh hay quả gì cũng chống gậy sang cho, và cái gì đến cũng đến bà già dần rồi không còn minh mẫn nữa , thời gian lấy đi của người bà phúc hậu ấy sức khỏe và sự minh mẫn. Bà ra đường lũ trẻ chạy theo trêu chọc, đồ bà cho t cũng nhận nhưng không dám ăn nữa mà len lén bỏ đi. Rồi năm t học lớp 8 t vẫn nhớ như in là rằm tháng 8 thì bà mất, t đi học về bỏ chiếc cặp xuống bàn thì mẹ mắt đỏ hoe đi vào sụt sùi Q ơi bà C mất rồi, Bà mất do nghẹn miếng xôi ăn vào ngày dằm, tức tưởi lắm. Đến giờ t vẫn hối hận vì những hành động hồi nhỏ của mình không biết trân trọng lúc bà còn ở bên, và khi về quê đi ngang qua khu đất mà hồi xưa là căn nhà nhỏ của bà, bên tai t vẫn văng vẳng tiếng gọi ” Q ơi lại đây bà cho này ” và hình bóng của bà như ẩn như hiện sau rặng cau già đầu ngõ.

Bóng đè – người bị yếu tim hay cõi âm đùa cợt

Chắc hẳn ai trong đời ít nhiều cũng sẽ một lần đối mặt với thế lực vô hình bên kia thế giới, có người nói họ luôn hiện hữu xung quanh chúng ta mà chỉ những người có duyên( hay còn gọi là yếu bóng vía) mới có thể thấy được , cái t muốn nói đến ở đây là bóng đè.
Theo wiki có đến 40% con người sẽ trải qua bóng đè 1 lần trong đời , có người cảm thấy như bị đè lên ngực, lại có người như thấy có ai đó đứng trong phòng, có người thì lại như trìm vào vực sâu mà không có hồi kết. Khoa học thì giải thích do mệt, não bộ tỉnh tạm thời nhưng cơ bắp chưa kịp thích nghi còn dân gian thì sao…? Dân gian thì kể lại rằng những người mới ốm dậy, những người bị thiếu vía (( yếu bóng vía ) sẽ dễ bị ma quỷ trêu đùa.
T thì cứ đi đến một môi trường lạ, hoặc hôm nào dậy sớm đột ngột vào gần sáng và ngủ tiếp thì dễ bị bóng đè lắm. Nhớ hồi nhỏ sáng bố mẹ dậy sớm làm hàng, t tỉnh dậy sớm hơn vì tiếng ồn, khi ngẩng đầu hé mắt thì có người đàn ông mặc đồ như bộ áo mưa của phim cô trang trung quốc, đầu đội nón lá đi vào giữa nhà đứng lại ở trước ban thờ gia tiên, t sợ quá trùm chăn kín mít rồi ngủ lúc nào không biết, đến giờ vẫn chưa biết ông đó là ai.
Một lần khác khi đang ngủ trưa, mùa hè lại có cái tật cởi trần ngủ cho mát vì hè nóng lắm, đang ngủ thì chợt t tỉnh nhưng tay chân cứng ngắc và mắt có cố hết cỡ cũng không thể mở to được. T nghe văng vẳng tiếng cười trẻ con và tiếng chân chạy trên đầu, tiếng iiiiiiii xen lẫn như tiếng đập cánh của bầy ruồi , nhưng nhà t thì trẻ con làm gì lên được đến phòng t ngủ mà nô đùa, t biết ngay mình bị bóng đè nhưng cũng không sợ lắm vì quen rồi. T bình tĩnh cố gắng lay động tay chân rồi thử ngẩng đầu nhìn xem ai đang nô đùa chỗ đầu mình, nhưng bất lực và sự việc chỉ kết thúc khi t gồng mình bật dậy . Mọi thứ đột nhiên rõ ràng như vừa đánh vỡ 1 màng bong bóng nước quanh mình và tạp âm biến mất . Sau này t hỏi bố mới biết do t ngủ ở phòng thờ nhưng lại quay chân về phía ban thờ nên cô về trêu cho mà sợ mà chừa. Từ đấy khi ngủ ở bất cứ đâu lúc nào t cũng chú ý hướng giường để không lặp lại hành động vô ý ấy nữa.

Không biết các bạn vùng khác như thế nào chứ ở chỗ t tắm sông , tắm hồ vào buổi chiều là một thú vui khó có thể cưỡng lại được , dưới cái nắng oi ả của chiều hè mà được nhảy ùm xuống nước tha hồ vùng vẫy thì chẳng có đứa trẻ nào mà không thích thú , mong chờ cả. 2 ae t cũng vậy , chiều đến là nhanh chóng cơm nước xong xuôi rồi tụ tập với lũ trẻ trong làng, khi thì cõng đạp dưới nước, khi thì thi lặn xem thằng nào lặn lâu hơn. Lúc thì tìm những khu vực nhiều trai , nhiều vẹt để mò, và ngày hôm sau cả nhà sẽ có những bát canh trai ngon ngọt. Mọi thứ cứ yên ả như vậy cho đến một sự việc xảy ra mà đến mãi sau này chúng t vẫn không quên được, hôm đó khoảng 19h khi mà mọi nhà đề đang yên vị bên mâm cơm thì t nghe thấy tiếng ồn ào ngoài ngõ , vợ chồng cô A vừa chạy vừa khóc lóc . T vẫn chưa hiểu chuyện gì xả ra thì mấy thằng trong xóm chạy theo bảo thằng C giờ vẫn chưa về,t nghĩ nó mải chơi nên chưa về thôi chứ t nhớ rõ ràng nó còn bơi cùng chúng tôi lúc chiều mà . Mọi tâm điểm dồn về cái hồ nhỏ chỗ cây đa đầu làng , nơi chúng tôi thường ra chơi nhất vì nó sạch và trong lắm, lại chẳng có nhà dân nào quanh đấy nên không lo xả rác xuống hồ. Đến nơi mọi người tản ra vừa đi vừa gọi , bỗng t phát hiện đôi dép thằng C lẫn trong bụi cỏ góc trên ven hồ. Người lớn nhảy xuống tìm , tiếng khóc pha lẫn tiếng than và tiếng nấc cụt trong không gian mờ mờ tối tạo nên một khung cảnh thê lương não nề in sâu vào tâm trí tôi. Khoảng 10p sau nó được vớt lên người mềm nhũn , người lớn hô hấp nhân tạo, vác ngược chạy nhưng không cứu nổi, mặt nó trắng bệch ở mũi ở miệng 1 dòng máu pha lẫn nước chảy ra . Người ta tổ chức tang lễ và chôn nó ngay sau ngày hôm ấy tại nghĩa trang làng, mất một thời gian dài sau đó dù người lớn chẳng cấm nữa nhưng chúng tôi chẳng ai bảo ai chẳng dám đi tắm hồ nữa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *