Nguồn: mình là sinh viên y, và chúng mình thựcccccc sssssssự coi trọng việc ôn thi luôn đó.
Cũng tuỳ thôi. Thứ đầu tiên bạn cần tự hỏi mình là “TẠI SAO BẠN LẠI PHẢI HỌC?”
• Nếu bạn đang học chỉ để qua thì có thể đọc tài liệu khoảng một đến hai lần và highlight những chủ đề quan trọng vào đêm trước khi thi thôi.
• Nếu bạn học vì muốn được điểm cao nhất có thể thì mình khuyên là nên học càng sớm càng tốt.
Đặt mục tiêu dễ xơi mỗi ngày. Ba đến bốn tiếng với những ngày trong tuần, ngoài giờ lên lớp và bảy đến tám tiếng cộng dồn vào cuối tuần khá là hợp lý và dễ thực hiện. Trong đó bao gồm:
• Viết ra (đúng, viết ra, không phải là gõ mấy cái vớ vẩn vào máy tính bảng hay máy tính đâu) những phần quan trọng bằng chính văn của bạn khi đọc tài liệu tham khảo. Bởi lẽ,
1) Đọc một cuốn sách THỰC SỰ mất rất nhiều thời gian; thật không hiệu quả chút nào khi đọc hai lần chỉ để ôn thi. Những ghi chú của bạn, tuy vậy, lại tổng hợp và cô đọng lại những phần quan trọng của chủ đề đó, nghĩa là nếu như bạn thực sự dành công sức và viết lại bằng chính văn của bạn thì nó sẽ dễ và nhớ được nhanh hơn rất nhiều.
2) Diễn giải lại những gì bạn đang đọc sẽ giúp bạn học được tận BA LẦN. Lần đầu khi bạn đọc nó, lần hai là khi bạn viết lại để dễ hiểu hơn, và lần thứ ba là khi bạn thực sự viết những dòng đó lên giấy.
….
• COLORCODE (biểu diễn bằng màu sắc) các ghi chú. Đó là lúc bạn đang tổ chức lại thông tin. Một số người thích dùng màu bút khác nhau để biết được mình đang viết loại thông tin nào, chẳng hạn, Đỏ cho một khái niệm, Xanh cho định nghĩa suy diễn (functional definition) và Đen cho những dòng chi tiết hơn. Riêng mình thì không ủng hộ cách làm này lắm bởi việc chọn màu bút khác khi viết sẽ lâu hơn so với việc dùng bút highlight khác màu. Tuỳ bạn chọn dùng bút viết hoặc highlight khác màu thôi, nhưng nên làm thế nhé. Hai lý do:
1) Nó khiến mọi thứ đẹp hơn. Đẹp giúp mọi người tập trung lâu hơn. Phải có lý do thì những chữ trên quảng cáo dùng nhiều màu sắc và phông chứ, lấy điều đó làm lợi thế nhé.
2) Điều này giúp lần lướt xem cuối cùng nhanh và dễ dàng vô cùng tận luôn. Để mình lấy ví dụ thế này. Bạn đang cố gắng nhớ một protein cụ thể được nhắm đến để điều trị ung thư nhưng không thể nhớ được chính xác nó như thế nào. Nếu bạn ôn đủ tốt, bạn có thể nhớ chúng Ở ĐÂU. ở vùng nào trên tờ giấy, và vì bạn biết mình đang cần tìm một khái niệm, bạn sẽ chỉ cần chú ý đến màu bạn chọn để đánh dấu đâu là khái niệm mà thôi. Thời gian là kẻ thù của bạn, và việc sắp xếp hợp lý đá bay bọn này như thể chính phủ đá bay chúng ta vậy.
• Tìm những bài thi khó. Trả lời chúng, nếu bạn sai, thì hãy xem lại xem mình sai ở đ đâu. Có 3 lý do cho việc này:
1) Nó dạy cho bạn CÁCH câu hỏi sẽ được hỏi. Có một lý do tại sao câu hỏi nhận biết lại khó hơn so với câu hỏi nhiều đáp án, và việc liệt kê cũng như phân tích câu hỏi sẽ động tới bất cứ thứ gì ở 3 mét xung quanh. Tất cả những câu hỏi dạng này yêu cầu bạn phải nghĩ theo hướng VÔ CÙNG khác biệt, và suy nghĩ theo nhiều hướng khác nhau về một kiến thức nào đó bạn mong rằng ôn như vậy sẽ khiến bản thân chuẩn bị tốt hơn cho bài kiểm tra.
2) Nó dạy bạn cụ thể cách giảng viên nghĩ phần nào là trọng tâm. Ví dụ thế này, bạn có thể nghĩ rằng phần này của xương là quan trọng, nhưng giáo sư JynxThirteen lại thấy đó phải là mối liên hệ chức năng giữa các tế bào đến chức năng của nó. Những gì bạn nghĩ là quan trọng sẽ khác so với những gì mà người xưa coi là quan trọng, và nhận ra điểm khác biệt đó sẽ giúp bạn tập trung vào kiến thức sẽ được hỏi.
3) Nó giúp bạn nhớ kiến thức theo một hướng khác. Đại học tôi thích mấy câu vận dụng cao. Câu vận dụng cao là những câu yêu cầu nhiều chủ đề khác nhau bạn nhớ, cho chúng vào cùng một cái máy trộn, và nướng một cái bánh từ đấy. Ví dụ, ti thể là một nhà máy điện của tế bào. Tức là nó chuyển thức ăn thành năng lượng mà cơ thể bạn có thể tận dụng (cũng có mấy cái khác làm được điều này nhưng ti thể là hiệu quả nhất). Bạn cũng biết rằng có căn bệnh khiến một phần ti thể không thể chuyển thức ăn thành năng lượng. Bạn cũng biết những người mắc bệnh này có làn da hồng neon. Thế là câu hỏi thành thế này: “JynxThirteen có làn da hồng neon, không còn năng lượng để trả lời câu hỏi này, và sắp chết rồi. Anh ấy đang thiếu gì?” Hoảng chứ? ĐƯƠNG NHIÊN RỒI. Một số giáo sư thích câu hỏi như thế, nên làm mấy đề khó ít nhất cũng giúp bạn đỡ hoảng trước khi làm bài.
…
• ĐỌC LẠI. Không ai giỏi phần nào mà chỉ đọc nó một lần, kể cả những người có thể nhớ chính xác bằng hình ảnh (eidetic memory, photographic memory là thứ phổ biến nhất). Kể cả hai lần đi nữa. Đọc lại đi.
…
• Điều cuối cùng và cũng là quan trọng nhất là NGHỈ NGƠI ĐÚNG CÁCH. Học rất vui. Học khi bạn biết một ngày nào đó sẽ phải làm bài kiểm tra thì chẳng vui chút nào. Quá tải (burn out) là một vấn đề thực sự và quá tải không đúng lúc sẽ biến mọi nỗ lực trước đó của bạn trở thành mây khói. Xem những gì giúp bạn mỉm cười, thứ khiến cuộc sống của bạn trở nên đáng giá và để dành một ít thời gian trong ngày để trải nghiệm điều đó. Với mình thì chơi game đê giải trí, và dùng nó như một phần thưởng khi xong nhiệm vụ hàng ngày. Đừng trở nên thảm thương quá. Cuộc sống của bạn KHÔNG THỂ chỉ xoay quanh mấy bài kiểm tra ngu ngốc được. Nhưng nó cũng đủ quan trọng để bạn phải nghiêm túc với bản thân. Đặt giới hạn về thời gian cho bản thân và theo nó đến cùng.
TL;DR: Không có đâu má.
Edit: Vẫn không có đâu. Nhưng mong rằng thứ quái dị này sẽ giúp bạn đọc dễ hơn, nhiều khoảng trống hơn xíu.
Nguồn: Hưng Nguyễn / RVN GROUP