KỶ LUẬT THÉP CỦA NGƯỜI ĐỨC KHIẾN ĐỨC TRỞ THÀNH CƯỜNG QUỐC CHÂU ÂU

Tính kỷ luật và nghiêm khắc trong công việc

Nếu người Nhật nổi tiếng về cần cù chăm chỉ thì người Đức nổi tiếng với tính kỷ luật và nghiêm khắc trong công việc. Người Đức chỉ làm 35 giờ mỗi tuần, trong năm học sẽ được nghỉ phép khoảng 24 ngày. 

Bạn có thắc mắc là tại sao người Đức làm việc ít mà năng suất cao hàng đầu thế giới không? Câu trả lời là vì người Đức theo chủ nghĩa hoàn hảo trong sản xuất, họ tự đặt ra kỷ luật cho chính bản thân mình, bên cạnh đó là trong công việc luôn theo nguyên tắc ‘làm ra làm, chơi ra chơi”.

Nước Đức còn được biết đến với luật bảo về quyền lợi người lao động cực kỳ tốt, người lao động có thời gian làm việc trung bình ít hơn nhiều so với các quốc gia phát triển khác.

1. Không facebook trong giờ làm

Trong văn hóa doanh nghiệp của người Đức, khi nhân viên bắt đầu vào làm việc, họ sẽ hoàn toàn chuyên tâm vào công việc. Việc lướt facebook hoặc tám chuyện với đồng nghiệp hoặc là những việc cá nhân riêng tư là những hành vi không được chấp nhận.

Trong bộ phim tài liệu “Hãy biến tôi thành một người Đức” của BBC, một phụ nữ trẻ Đức đã lý giải cú sốc văn hóa mà cô gặp phải trong một chuyến trao đổi công việc ở Anh: “Tôi đến Anh trong một chuyến trao đổi công tác…Tôi ở trong văn phòng và thấy người ta nói chuyện riêng tư cả buổi, chẳng hạn như bạn làm gì tối nay, rồi tám những chuyện ngoài công việc”. 

Cô cho biết, tại Đức, Facebook bị cấm sử dụng trong văn phòng. Thậm chí cả những email có nội dung riêng tư cũng không được phép.

2. Đúng giờ

Trong văn hóa của người Đức, từ đúng giờ có nghĩ là bạn sẽ có mặt trước 5 phút hoặc sớm hơn, người Đức rất tôn trọng thời gian. Họ đúng giờ không chỉ trong công việc mà còn trong đời sống, nếu bạn có hẹn với người Đức và “đến trễ” thì đó được xem là hành động bất lịch sự và thiếu tôn trọng.

Cũng bởi văn hóa đúng giờ này mà các phương tiện di chuyển công cộng tại Đức cũng có thời gian hoạt động cực kỳ chính xác. Vì thế khi đến Đức bạn hãy tập thói quen luôn đúng giờ nhé.

3. Tự giác chấp hành luật

Tự giác chấp hành luật lệ cũng là một trong những đức tính thể hiện sự kỷ luật của người Đức. Tuy không bị giới hạn tốc độ tối đa được phép lái xe như các nước khác. Nhưng tai nạn dường như rất ít xảy ra bởi người dân tự giác tuân thủ luật lệ, đi đúng làn đường.

Tại Đức bạn có thể thoải mái khi đi ra ngoài đường dù ngày hay đêm vì trật tự an ninh được đảm bảo tốt, tệ nạn xã hội gần như là hiếm có, người dân Đức luôn tự ý thức được việc tuân thủ pháp luật.

Điều thú vị hơn nữa là tính tự giác của người Đức cũng được thể hiện ở việc mua vé tàu. Tại Mỹ, bạn phải có thẻ đi tàu hoặc mua vé mới đi qua cửa để xuống metro được, nhưng ở Đức thì khá thoải mái. Bạn có thể nhảy lên tàu và tự do di chuyển, nhưng nếu không may gặp người kiểm tra và tất nhiên bạn sẽ bị phạt, số tiền phạt là 40 Euro cho dù vé đó nếu bạn mua chỉ chưa đầy 2 Euro.

4. Thẳng thắn và rõ ràng

Người Đức nổi tiếng là thẳng thắn và rõ ràng. Họ không thích những câu nói bóng gió hoặc lập lờ để tự suy ra ý nghĩa, tính cách của họ là nói thẳng, có sao nói vậy. 

Nếu cấp dưới gặp phải một vấn đề, họ sẵn sàng nói thẳng với cấp trên hoặc sếp của mình. Người Đức cũng không quá xem trọng những từ hoa mỹ, ví dụ như một người Mỹ sẽ nói: “Thật tuyệt vời nếu anh có thể nộp báo cáo cho tôi trước 3 giờ chiều”, còn người Đức sẽ nói: “Tôi cần báo cáo trước 3 giờ chiều”.

5. Tiết kiệm

Người Đức sống rất ý thức trong việc bảo vệ môI trường và tiết kiệm.

Người Đức dù làm công việc gì, với mức lương cao hay thấp thì nhìn chung họ vẫn có đức tính tiết kiệm. Không xả nước nhiều, không để điện chạy khi không cần thiết. Đi ăn uống thì không đặt quá nhiều món để tránh lãng phí đồ ăn, nếu ăn không đủ thì lúc đấy họ mới gọi thêm món.

6. Chơi hết mình

“Làm hết sức chơi hết mình” là điểm mạnh của người Đức. Nếu trong thời gian làm việc, họ thực sự tập trung và chăm chỉ, thì đến lúc nghỉ ngơi, họ cũng sẽ dành trọn vẹn thời cho việc nghỉ ngơi đích thực. Người Đức thường tách biệt hoàn toàn thời gian chơi và làm, điều đó giúp họ có cuộc sống cần bằng hơn, không làm việc sau giờ làm giúp họ khỏe khoắn hơn khi quay trở lại công ty.

Hiện nay Chính phủ Đức hiện đang lên kế hoạch cấm các công ty gửi các email liên quan đến công việc sau 6 giờ tối cho nhân viên để ngăn người sử dụng lao động “bóc lột” nhân viên của họ. Cũng bởi vì văn hóa công sở khác biệt nên người Đức hiếm khi tụ tập với đồng nghiệp sau khi đi làm về. Họ tách biệt giữa công việc và đời sống riêng tư.

Để tận hưởng kỳ nghỉ trọn vẹn, hầu hết người Đức có tham gia một Verein (câu lạc bộ) để gặp gỡ và chia sẻ sở thích với mọi người. Sở thích của người Đức xoay quanh thể thao, ca hát, leo núi, những môn thể thao rèn luyện sức khỏe … và nhiều loại câu lạc bộ khác nữa.

Bởi vì “làm hết sức” nên người Đức cũng thoải mái “chơi hết mình” vì họ còn có nhiều ngày được nghỉ phép nguyên lương. Trung bình người lao động tại Đức được trả nguyên lương 25 – 30 ngày nghỉ trong năm (trong Luật pháp Đức quy định là tối thiểu 20 ngày). 

Việc kéo dài kỳ nghỉ giúp các gia đình có nhiều thời gian bên nhau và đi chơi thoải mái hơn, vì thế mà khi quay lại với công việc họ có thể làm việc với 100% năng lượng.

Với người Đức thì dù những năm có nền kinh tế đi xuống nhưng số tiền họ dành ra để đi du lịch hằng năm vẫn không thay đổi. Nếu có tìm hiểu về nước Đức thì bạn cũng sẽ thấy rằng đây là một đất nước của những lễ hội, nổi tiếng nhất phải kể đến là Ngày lễ thống nhất nước Đức ( 3 tháng 10) và Lễ hội bia Oktoberfest. 

Hầu hết những lễ hội văn hóa ở Đức đều thu hút tất cả người dân xuống phố, cởi bỏ vẻ nghiêm khắc để hòa mình vào không khí vui tươi, tưng bừng nơi đây. Các lịch kỷ niệm, ngày hội của họ dường như kín mít lịch trong cả năm.

Nguồn: duhocduc

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *