“Hòa tan giải thưởng Nobel của chúng tôi! Mau lên!”
Đó là vào năm 1940 khi Đức quốc xã đã chiếm được Copehagen, Đan Mạch. Vào thời điểm đó, nhà hóa học Niels Bohr chỉ có rất ít thời gian để hòa tan huy chương giải Nobel của hai người bạn
Hai tấm huy chương đó làm bằng vàng 23 karat, nó khá nặng lại sáng lấp lánh và có những hình chạm khắc tinh xảo nên dễ dàng bị lộ nếu đem đi ngoài đường phố. Đức quốc xã khi đó đã tuyên bố rằng vàng không được phép rời nước Đức. Tuy nhiên, hai người bạn của Bohr là Max von Laue và James Franck đã âm thầm gửi hai tấm huy chương quý giá của mình đến cho Bohr để nhờ ông giữ hộ
Tuy nhiên, bởi vì một người là khoa học gia gốc Do Thái, còn người kia là đối thủ của NSDAP nên hai tấm huy chương đó giống như án tử được đẩy sang cho Bohr vậy. Thêm vào đó, lúc ấy, viện nghiên cứu của Bohr là nơi các nhà khoa học Do Thái đến lánh nạn nên nó rất thu hút Gestapo và SS.
Vào ngày Đức quốc xã đến Copenhagen, một nhà hóa học người Hungary tên là Georgy de Hevesy (ông này nhận giải Nobel năm 1925) đã đề nghị Bohr chôn giấu hai tấm huy chương. Tuy nhiên, Bohr từ chối vì ông sợ rằng Gestapo sẽ đào lên được và khi đó thì ông chết chắc
Và…vấn đề hóa học thì nên giải quyết bằng hóa học. Vào thời điểm quân Đức đang diễu hành trên đường phố Copehagen, Bohr và Hevesy đang bận hòa tan huy chương của Laue và Franck vào nước cường toan (HNO3+ 3HCl). Việc này cần thời gian vì hai tấm huy chương đó rất khó để HNO3 có thể phá vỡ liên kết giữa các nguyên tử Au và biến nó thành ion để ion Cl- phản ứng và biến nó thành ion [AuCl4]-.
Đó là một buổi trưa cực nhọc, nhưng khi thời gian dần trôi, dung dịch dần chuyển sang màu hồng rồi màu nâu đỏ (màu của khí NO2). Và vào lúc quân Đức đột kích viện nghiên cứu của Bohr, chúng đã phá hoại rất nhiều thứ, nhưng lại bỏ quên kệ đặt lọ dung dịch “rất bình thường” màu nâu đỏ kia. Năm 1943, Hevesy bị ép rời khỏi Đan Mạch, nhưng đến năm 1945 thì ông trở lại phòng thí nghiệm của mình và tìm lại cái lọ “quý giá” ấy theo yêu cầu của Bohr.
Ông đã đảo ngược quá trình khi chuyển dung dịch chứa ion [AuCl4]- thành vàng theo phản ứng:
[AuCl4]- + SO2+ H2O = Au + H+ + SO42- + Cl-
Vào khoảng năm 1950, Hevesy đã gửi vàng đó về lại cho Đại học Thụy Điển ở Stokholm. Quỹ Nobel sau đó đã đúc vàng đó thành huy chương y như ban đầu và trao lại cho Laue và Franck vào năm 1952
Niels Bohr cũng có một tấm huy chương, nhưng ông đã bán đấu giá để gây quỹ cho Quỹ phục hồi Phần Lan. Tuy nhiên, người mua nó đã trả lại cho Bảo tàng Lịch sử Đan Mạch ở Fredrikborg. Về phần Bohr, khi được hỏi về chuyện này, ông trả lời rằng: “Chỉ đơn giản là tôi ứng dụng hóa học thôi”
Nguồn: https://www.npr.org/sections/krulwich/2011/10/03/140815154/dissolve-my-nobel-prize-fast-a-true-story
Hình 1: Niels Bohr.
Hình 2: George de Hevesy