– Đơn xin học Trường hành chính thuộc địa năm 1911, ông ghi sinh năm 1892
– Khai tại cảnh sát quận tại Paris, ông ghi sinh ngày 18-1-1894.
– Trong đơn xin vào Hội Tam Điểm (Franc-Maçonnerie) vào đầu năm 1922, Hồ Chí Minh, lúc đó có tên là Nguyễn Ái Quốc, ghi trong phiếu cá nhân rằng ông sinh ngày 15-2-1895.
– Trong Bản khai lý lịch (bằng tiếng Nga) ngày 16-9-1934 để nhập học Trường Quốc tế Lê-nin tháng 10 cùng năm, ông ghi mình sinh năm 1894.
– Mật thám Pháp điều tra tại làng Kim Liên, ghi là sinh tháng 4 năm 1894.
– Theo cụ Thái Thứ Lang thì Nguyễn Sinh Cung sinh ngày 6/6 âm lịch năm 1891 (tức 11/7/1891). Cụ Thái Thứ Lang quê Nam Đàn, sinh ra trong một gia đình có truyền thống về dịch học, tử vi. Cụ viết cuốn Tử vi đẩu số tân biên phần phụ lục có lá số của HCM. Cha của cụ TTL là bạn của cụ Sắc.
– Khai trong tờ khai sứ quan Liên Xô tại Berlin tháng 6 năm 1923, ngày sinh là 15 -2-1895.
– Hộ chiếu Tổng lãnh sự quán Trung Hoa tại Singapore cấp ngày 28-4-1930 cho Tống Văn Sơ ghi năm sinh là 1899.
– Ngày 19-5-1946 là ngày Cao ủy d’Argenlieu đến thăm viếng Hà Nội sau thỏa hiệp ước 06/03 Hồ Chí Minh ký với Pháp. Tiếp rước vị quan lớn mà không có cờ quạt chào mừng thì không phải phép nên Hồ Chí Minh bèn loan báo hôm nay là ngày sinh của mình và lệnh nhân dân Hà Nội treo cờ mừng sinh nhật mình. Và từ đó, ngày sinh 19-5-1890 đã được ghi nhận rộng rãi.
(Hồi ký “Tháng Tám cờ bay” của cụ Vũ Đình Huỳnh (nguyên thư ký riêng của Hồ Chủ tịch) – đã đăng trên báo Văn Nghệ (tháng 10/1993)
– “Vì chính cụ Hồ cũng nói ngày 19 tháng 5 cụ chọn để tiện cho một công việc ngoại giao với Pháp hồi năm 1945, chứ thật ra đó không phải là sinh nhật của Cụ)”
(Trang 22, sách “Số phận không định trước”, Nguyễn Khắc Phê, NXB Hội Nhà Văn 2018)
Bùi Quang Minh