Một góc nhìn về thái độ của vua Tự Đức trong giai đoạn thực dân Pháp xâm lược Việt Nam!
Thái độ của Tự Đức đối với việc Pháp xâm lăng Việt Nam không phải bao giờ cũng giống nhau. Chúng ta có thể chia thời gian 35 năm ông trị vị (1848-1883) ra làm 2 giai đoạn:
– Giai đoạn đầu, từ khi ông lên ngôi cho đến cuối những năm 1850, ông có thái độ chống Pháp quyết liệt không khoan nhượng, mà cao điểm là trong trận đầu tại Đà Nẵng.
– Giai đoạn sau, từ sau khi Pháp đánh chiếm Gia Định (1859) đến cuối đời, vì “lực bất tòng tâm” nên bất đắc dĩ ông đành phải hòa hoãn để xoay xở, nhưng càng xoay xỡ gỡ gạt thì càng lúng túng và sa lầy trước một kẽ địch ranh mãnh, ngày càng ở vào thế thượng phong.
Ở vào giai đoạn cuối đời mình, vua Tự Đức đã có cái nhìn toàn cục là triều đại ông và chính bản thân ông phải chịu trách nhiệm lịch sử vì “tội quy vu trưởng”, ông đã từng nói câu sau đây trong một bài dụ: “trăm họ có lỗi là do trẫm”. Trong bộ “Tự Đức thánh chế tam văn tập”, có thể thấy nhà vua đã thú nhận tội lỗi ở chục bài dụ khác nhau. Nhưng thái độ của ông đối với thực dân Pháp rõ ràng và chân thật hơn hết có lẽ là ở bài “Khiêm cung kí” mà ông đã viết vào giai đoạn cuối đời và hiện nay chúng ta còn đọc được trên bia đá ở lăng Tự Đức: “Người châu Âu xa cách trùng dương vạn dặm… bỗng đưa quân lính thuyền bè đến, bỏ tình hòa hiếu mà tìm cách xâm lược bờ cõi, chúng cậy tàu bền súng tốt giày xéo đẻ hòng nuốt chửng đất Quảng Nam, phá phách đất Gia Định… nhân giặc cầu hòa ta đành phải sai sứ cùng chúng hội ước… rồi chẳng hiểu sao lại quá dễ dãi trong việc thương thuyết mà trở về. Các triều đại đã dày công khó nhọc mở mang đất đai tụ họp dân chúng, bỗng nhiên một sớm thảy giao cho địch. Khiếm ta cùng với bề tôi thân cận chẳng làm sao hơn, chỉ còn biết nhìn nhau mà nuốt nước mắt, đành đắc tội với tong miếu và thiên hạ… Nhưng không sang suốt trong việc biết người ấy là tội của ta, dùng người không đúng chỗ cũng là tội của ta…”
Dụng thể công việc của Tự Đức làm hay hoặc dở, tốt hoặc xấu đã có sử sách ghi chép, đánh giá và đến muôn ngàn thế hệ mai sau vẫn còn được nhân thế luận bàn. Nhưng nay đọc lại sử sách, ta lại thấy có nhiều chỗ dường như chưa thỏa đáng. Có người bảo rằng Tự Đức là một “thằng vua bán nước” trong khi đó thì chính nhà vua đã tìm đủ mọi cách để chuộc đất lại. Có người bảo ông là người phản động đầu hàng mở của cho thực dân Pháp chiếm cứ toàn bộ đất nước. Người Pháp bảo ông là tên vua hèn nhát, đần độn cực kì ngu xuẩn. nhưng ở chiều ngược lại thì có người lại biết vua là người hiền lành, có hiếu, siêng năng, hiếu học và thậm chí gấn đây ngay trên báo nhân dân có người còn xếp vua Tự Đức vào hàng những nhà trí thức của dân tộc
Dù sao, chúng ta cũng phải bình tâm nhận định về ông cho thật công bằng với lịch sử. Ông chỉ là một con người, nghĩa là cũng phải chịu ảnh hưởng của huyết thống gia đình, môi trường giáo dục, sinh trưởng và hoàn cảnh nhất định. Với hai dong văn hóa Đông, Tây khác hẳn nhau và hai hệ thống tín ngưỡng không giống nhau, ông tích cưc chống lại người “Tây dương” khi họ đến đánh chiếm Đà Nẵng, một phần của đất nước ông là điều dễ hiểu. nhưng vì sức yếu nên một lực lượng phong kiến thất bại trước một lực lượng tư bản là một điều dễ hiểu. nhưng có một điều í tai chú ý khi phê phán nhà Nguyễn: Việt Nam thời Tự Đức là quốc gia sau cùng ở vùng Đông Nam Á bị rơi vào tay bọn thực dân phương Tây. Các quốc gia khác như Philipine, Indonesia, Malaisia, Miến Điện… đều lọt vào tay đế quốc từ hàng trăm năm trước…
Bài viết không có ý định biện chính cho nhân vật Tự Đức trước lịch sử vì chính sự thật của lịch sử. và qua thái độ quyết liệt của ông trong vụ chống Pháp tại Đà Nẵng, chúng ta nên ghi nhận nơi ông vua này một tấm lòng đối với dân với nước theo đạo lí phương Đông (quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách) chứ không nên đòi hỏi ở ông một đáng minh quân vượt qua được thời đại lịch sử và bối cảnh xã hội mà ông, song vì ông đã nhiều lần tỏ ra ân hận lỗi lầm chung của cuộc đời mình ngay lúc sinh tiền cũng như rong giấc ngủ thiên thu.
Nguồn tài liệu tham khảo: Đà Nẵng chống liên quân Pháp- Tây Ban Nha