Người German là các cư dân sống trên vùng đất Germania từ thời cổ đại cho đến Thời đại Đen tối và nổi tiếng là các chiến binh kiêu hùng, hung hãn, thiện chiến làm người La Mã nhiều lần phải khóc ròng
Vùng đất Germania a.ka Đại Germinia cổ theo nhà toán học Ptolemy trong cuốn Địa Chí, được xác định nằm ở phía đông lãnh thổ người Gaul với biên giới từ song Rhine phía Tây cho tới sông Vistula phía đông, từ sông Danube và Main ở phía nam đổ lên tận biển Baltic ở phía Bắc tương đương với khu vực nước Đức, Áo, 1 phần Ba Lan, Slovakia…
Ngoài ra thì còn có vùng Tiểu Germania bị người La Mã chiếm và đặt ra 2 tỉnh Thượng Germania ( 1 phần đất của Thụy Sỹ, Pháp Đức) và Hạ Germania (gồm Hà Lan, Bỉ, 1 phần Đức, Luxembourg).
Tuy gọi là Germania nhưng cư dân không hoàn toàn là các tộc Germania cổ gốc Đức mà ven biển Baltic có các bộ tộc người Balt như người Litva, người Phổ cổ…cũng như 1 vài các tộc Slavic ở phía Đông.
Các bộ tộc German cổ được xem là bán khai và hiếu chiếu, điều này cũng không mấy khi lạ khi các bạn hang xóm xung quanh cũng toàn phường hung bạo, máu chiến như nhau.
Tôn giáo văn hóa của người German xưa tương tự người Bắc Âu xưa: chủ yếu thờ các thần Bắc Âu cổ như Odin, Thor, Tyr (các thần Thor, Odin còn được biết đến bằng các tên khác là Dona, Thunaer với Thor và Woden, Wodanaz với Odin); về sau thì các nhóm ở phía Đông như Goth chuyển sang theo Arian giáo trong khi người Saxon thì vẫn theo Pagan giáo cho tới khi bị Charlemagne dùng gươm cải đạo
Xã hội người German xưa chia thành các bộ tộc lẻ tẻ với thủ lĩnh đứng đầu
Có các bằng chứng rằng họ cũng xài các văn tự rune như người Bắc Âu xưa
Có sự phân loại khác nhau dựa theo ngôn ngữ của người German đó là nhóm nói tiếng Bắc German a.ka ngôn ngữ tiền Bắc Âu , nhóm thứ 2 là ngôn ngữ Tây German mà tiêu biểu là tiếng Saxon cổ và nhóm Đông German với ngôn ngữ Goth.
Sử gia Tacitus thì phân loại người German thành 3 nhóm là nhóm ven biển, nhóm nội địa và nhóm còn lại…
Người German chính thức bước vào chính sử vào khoảng thế kỷ thứ 3 TCN khi bộ tộc Basternae (Tacitus cho rằng bộ tộc này nói ngôn ngữ giống ngôn ngữ German) và thế kỷ thứ 2 khi liên minh các bộ tộc Cimbri, Teuton, Ambrones từ vùng bán đảo Jutland của Đan Mạch tràn vào lãnh thổ La Mã và gây nên cuộc chiến Cimbri (113 TCN -101 TCN).
Thời gian sau đó thì người La Mã còn giao chiến với các bộ tộc German nhiều lần hơn như trong cuộc chiến Gaul thì Caesar đã đánh bại lực lượng Suebi do Ariovistus chỉ huy.
Người La Mã sau đó nhân đà tiến vào vùng Germania để rồi họ bị liên minh các bộ German do thủ lĩnh Arminius của bộ tộc Cherusci dẫn dắt tận sát 3 binh đoàn Lê Dương cùng chỉ huy Publius Quinctilius Varus ở rừng Teutoburg khoảng tháng 9 năm 9 CN.
Chiến thắng này đã buộc người La Mã phải gần như bỏ dỡ công cuộc tiến sâu hơn vào Germania.
Hoàng đế Augustus sau khi nghe tin chiến bại quá khủng khiếp đã bị sốc và gần như phát điên tới mức thét lên “Quintilli Vare, legionnes redde!” (Quintillius Varus, hãy trả lại các binh đoàn cho ta)
Người German sau đó tiếp tục trở thành đối thủ khó nhằn của người La Mã ngay cả sau cái chết của thủ lĩnh Arminius.
Các cuộc chiến với người German tiếp tục nổ ra như cuộc chiến tranh Marcomanni (theo tên bộ tộc Đức Marcomanni).
Và khi đế quốc La mã bước vào giai đoạn thoái trào, khủng hoảng, phân liệt và tan rã thì người German vẫn là 1 trong những kẻ thù hàng đầu của đế chế
Quân Goth do thủ lĩnh Cniva chỉ huy trong trận Abritus ở Hạ Moesa (Razgrad, Bulgaria) tháng 6,7 hoặc 8 năm 251 đã đánh bại 3 binh đoàn La Mã cũng như giết tại trận 2 cha con đồng hoàng đế Trajan Decius – Herennius Etruscus của La Mã.
Tới ngày 9 tháng 8 năm 378, 1 lực lượng Goth khác do thủ lĩnh Fritigern chỉ huy đã đánh bại quân Đông La Mã ở Adrianople (Edirne, Thổ Nhĩ Kỳ) và giết được hoàng đế Valen
Bạo hơn là đại quân Visigoth do thủ lĩnh Alaric chỉ huy đã tiến đánh và cướp phá thành Rome ngày 24 tháng 8 năm 410.
Khoảng ngày 2 đến ngày 16 tháng 6 năm 455, quân Vandal do thủ lĩnh Genseric chỉ huy lại tiến vào đánh giết hoàng đế Tây La Mã Petronius Maximus và tiếp tục quậy banh chành thành Rome
Năm 472, thành Rome 1 lần nữa bị thất thủ bởi liên quân Đức.
Trước và sau khi đế quốc Tây La Mã diệt vong vào năm 476 (hoàng đế Tây La Mã là Julius Nepos cuối cùng bị ám sát năm 480), các bộ tộc German đã lần lượt thành lập các quốc gia riêng của mình trên đất La mã song cuối cùng đa phần đều bị tộc Frank cũng là người German tiêu diệt (trừ người Vandal, Ostrogoth a.k.a Đông Goth bị Byzantine xử, Visigoth a.k.a Tây Goth bị người Hồi giáo triều Umayyad xử; Odoacer của người Scirii bị Ostrogoth tiêu diệt trong khi chính Odoacer lại diệt tộc Rugii…)
Để có thể đương cự được quân đội Lê dương La Mã thì binh lực cũng không phải hạng tầm thường
Người German cũng vậy, họ có cả lực lượng trên bộ lẫn trên biển, bộ binh lẫn kỵ binh
Đơn vị hành chính cơ bản ở Đức thời cổ chính là hạt và nó cũng chính là đơn vị quân sự cơ bản, 1 đơn vị gồm các chiến binh được tổ chức dựa trên quan hệ theo gia đình.
Hình thức tổ chức này nhằm để đảm bảo việc tập hợp nhân lực cho chiến sự 1 cách nhanh chóng cũng như giữ sỹ khí chiến đấu của các chiến binh luôn cao
Ngoài ra thì với truyền thống tất cả các tráng đinh bộ lạc đều phải cầm vũ khí khi có chiến sự thì việc tổ chức đơn vị quân sự dựa trên quan hệ theo gia đình hay huyết thống nó cũng có lợi là giúp các chiến binh German có thể làm quen và được huấn luyện về kỹ năng chiến đấu, quân sự ngay từ độ tuổi rất nhỏ thông qua những người thân, họ hàng lớn tuổi và đã từng tham gia trận mạc của họ
Các chiến binh German xưa thực tế lại được trang bị rất ít ỏi, chính môi trường xung đột giữa họ với các bạn hàng xóm cũng hoang dã ngang ngửa với họ đã tôi luyện nên các chiến binh German hung tợn về sau.
Sự hung tợn trên trận địa của người German đã được ghi lại với cái tên “Furor Teutonicus – cơn thịnh nộ của người Teuton” trong tác phẩm De Bello civille của nhà thơ La Mã Lucan,; nó tương tự với trạng thái lên thần mà các chiến binh mãnh chiến lốt gấu (berseker), Ufhednar (chiến binh lốt sói) sở hữu của người Bắc Âu về sau
Sử gia Tacitus có nhận xét về vũ khí người German là “ngay đến sắt cũng không đủ cho họ sử dụng”.
Câu nói này dựa trên việc đất Đức xưa nghèo tài nguyên cơ bản, gồm cả sắt (có thể do không khai thác tốt hoặc là nghèo mỏ, trong thế chiến 2 thì Hitler còn phải vận chuyển quặng sắt moi từ Na Uy để mang về phục vụ việc sản xuất khí tài chiến tranh có lẽ phần nào đã phản ánh đúng nhận xét của sử gia Tacitus xưa).
Kiếm thời kỳ đầu của người German thường là chiến lợi phẩm cướp được của binh sỹ La Mã
Khoảng 1/10 chiến binh Đức sở hữu kiếm 1 lưỡi (dài 7-12 cm; tương đương 2.8 – 4.7 inch)
Số khác lại trang bị kiếm dùng cho việc chặt và đâm , hoặc 1 loại kiếm dung cho việc chặt, chém tương tự như loại dao nhỏ, kiếm nhỏ seax cùng thời của người German (loại này dài khoảng 46 cm, tương đương khoảng 18.1 inch).
Bên cạnh đó thì còn có loại kiếm dài có 2 lưỡi , tương tự trường kiếm của người Celt bộ tộc Raeti, Norici hay trường kiếm La Mã
Kiếm German xưa được chế tác từ 1 loại sắt “rắn như thép” với có hàm lượng cacbon chỉ vào khoảng 0,5 -1,5% trọng lượng của nó; điều này giúp nó mềm có thể dễ dàng bị uốn cong hơn khi tác động lực vào.
Để bù đắp cho khiếm khuyết này thì các thợ rèn German đã rèn kiếm với lưỡi hoặc cạnh ở phía trên dày hơn nhằm giúp nó có thể dễ dàng chống lại các loại vũ khí làm bằng thép rắn chắc hơn mà người La mã sử dụng
Rìu cũng tương tự vậy; bên cạnh rìu cận chiến thì người Frank còn sở hữu 1 loại vũ khí ném thương hiệu của họ là rìu francisca
Loại rìu francisca có đầu rìu dạng vòm, dạng loe dần về phía lưỡi cắt, có điểm kết thúc dạng lồi ở các góc trên và góc dưới của rìu
Đỉnh của đầu rìu thường có hình dạng chữ S hoặc cong với phần bên dưới thì hóp vào bên trong, về phía cạnh rìu bên kia tạo thành khúc ngoặt hình khuỷu tay khi gắn với cán ngắn của bằng gỗ của rìu
Một số cái có đầu cong ngược trở lên, khi lắp vào cán sẽ tạo thành 1 góc rộng hơn
1 số lưỡi rìu có lỗ mộng hình tròn hay giọt nước để có thể tra cán hình nêm vào, tương tự như rìu người Viking
Chiều dài cán rìu Francesca là khoảng 40 – 45 cm (16 – 18 inch), chiều dài lưỡi cắt của rìu là 10 cm (4 inch) trong khi ở phần đầu của rìu thì chiều dài từ điểm mặt trước này sang điểm mặt sau của đầu rìu là 14 -15 cm (5-6 inch) cũng như nặng khoảng 600 gram
Với loại rìu Francesca này thì các chiến binh người Frank thường dùng nó chọi vào vào đối thủ trước khi 2 bên lao vào giáp lá cà nhằm mục đích phá khiên và đoạt mạng đối thủ.
Với trọng lượng và cân nặng như trên thì tầm ném hiệu quả là khoảng 12m (40 feet)
Bên cạnh đó thì 1 số chiến binh German sử dụng chày bằng gỗ, vốn được tạo ra từ 1 khúc gỗ và được gia nhiệt để làm nó cứng hơn hoặc là loại được gắn thêm các que nhọn.
Các vũ khí này tuy đơn sơ nhưng sở hữ sức tàn phá nguy hiệm; thậm chí 1 cái chày thô thôi cũng dư sức làm vỡ sọ hoặc vỡ xương của kẻ thù
Bên cạnh đó thì vũ khí ưa thích của người German là giáo (theo tiếng German là Framae) tuy mảnh khảnh nhưng cũng rất nguy hiểm khi có gắn mũi hẹp , ngắn và nhọn bằng sắt và người German có thể dùng nó cho cả việc đâm hay ném vào đối thủ.
Do thiếu sắt thời đầu nên giáo và chày là các vũ khí ưa thích và phổ biến của chiến binh German
Tương tự giáo chính là lao (người La Mã gọi là Missilia) có tổng chiều dài cả cây là 90 – 275 cm (35.3 -108.3 inch) mà chỉ riêng cái mũi nhọn và hẹp đã dài 10 -20 cm ( 3.9 -7.9 inch) cũng dư sức xiên được 1 chiến binh mặc giáp lưới; Loại này thì được các chiến binh lận tới vài cây mỗi người.
Bên cạnh các vũ khí cận chiến thì người German cũng xài cung tên làm bằng gỗ linh sam hay thủy tùng, ná và cả dây lăng đá; vốn cũng có sức công phá nguy hiểm và khi hết đạn thì người German không ngần ngại dùng đá ném vào đối phương
Về trang phục thì với số vũ khí còn thừa thẹo thì giáp trụ càng xa xỉ hơn trừ phi là có thợ lành nghề chế tạo ra (và có lẽ xa xỉ vậy thì chắc hạng quý tộc mới kham nổi) hoặc đơn giản và tiện nhất là đoạt nó từ cơ thể kẻ thù.
Giáp trụ của chiến binh German cao cấp là loại giáp lưới mắt vòng gồm hàng ngàn chiếc vòng nhỏ bằng kim loại móc vào nhau
Các chiến binh hạng trung thì đồ bằng da là cao
Thường họa may chỉ có 1 -2 người trong 1 đám mới có mặc giáp trụ cùng mũ chiến.
Có thể là có bộ tộc khác nhau mặc trang phục khác nhau nhưng tựu chung thì trang phục chiến binh German hạng thường gồm áo dài tới ngang thắt lưng, cộc tay hoặc có tay dài, chiếc quần dài có ồng phồng hoặc hơi bó đi kèm với đai lưng ở ngay phần eo cùng cái áo choàng được mặc và cố định bằng cái trâm.
Y phục như trên thường được dệt bằng len dạ với bề mặt xù xì thô nhám và đã qua xử lý bằng cách nhuộm hay thêu các họa tiết hình học.
Với trang phục như vậy thì có lẽ khiên là vũ khí bảo vệ tốt nhất (có thể là khí giới hộ thân chính).
Dựa vào các các mẫu tượng chiến binh cũng như các đồng xu khai quật được thì khiên người German dài và phẳng, có hình Oval, vuông hoặc hình lục giác
Dù theo sử gia Tacitus thì khiên này chỉ đơn giản là khiên mây đan hay là khiên từ tấm ván có sơn màu lên và không được gia cố them các chất liệu da hay kim loại song người ta cũng tìm thấy vài sợi kim loại viền mép ở miền đông nước Đức.
Một số khiên bằng ván gỗ người ta khai quật được có kích thước 88 cm (34.6 inch) x 60 cm (23.6 inch) và 66 cm (25.9 inch) x 30 cm (11,8 inch).
Các mẫu vật thu được này có bướu khiên hình hạt lúa mạch hoặc có bướu vòm tròn, lồi bằng kim loại ở ngay tâm của khiên nhằm để che chắn cho bộ phận tay nắm
Các chiến binh người German đánh nhau cả trên bộ lẫn trên lưng ngựa, mỗi chiến binh khi ra trận thường trang bị giáo, hoặc lao và khiên.
Phần lớn lực lượng chiến đấu được tạo thành từ thành phần bộ binh được trang bị nhẹ song người Đứic cổ cũng sở 1 số lượng kỵ binh tuy nhỏ nhưng hiệu quả.
Kỵ sỹ German thường có mang thêm đinh thúc ngựa (về sau là có cả bàn đạp) để điều khiển ngựa của họ trong khi các bạn đồng hành của họ, những con ngựa Đức thì có tầm vóc nhỏ hơn ngựa La Mã
Các thủ lĩnh bộ tộc cũng thường xuyên cưỡi ngựa và khi họ mất thì thường được chôn chung với chiến mã
Người German thường sử dụng cho mục đích do thám, bọc sườn, truy kích và các nhiệm vụ khác
Kỵ binh còn được dùng để che sườn cho các xe chở đồ của người German lúc họ hành quân
Các kỵ thủ người German thường xuống ngựa đánh nhau nhưng ngay cả như vậy thì chiến mã của họ, theo Caesar, được huấn luyện để vẫn giữ nguyên vị trí đó để các chiến binh leo lên và phi ra chỗ khác hoặc dông khỏi vùng chiến sự khi cần thiết.
Kỵ sỹ German thường cưỡi ngựa xông vào trận và hỗn chiến hoặc khi cần thêm lượt tung hoành thì họ lại quay ngựa sang phải; việc rẽ sang phải giúp cho phần tay trái mang khiên của họ có thể che chắn các đòn đánh có thể có của phe kia trong quá trình chuyển hướng.
Các kỵ binh bộ tộc Suebi còn có thêm các chiến binh có khả năng chạy bộ nhanh tháp tùng nhằm để hỗ trợ cho các kỵ sĩ cả trong lúc họ tấn công lẫn phòng thủ.
Caesar đánh giá là các kỵ binh người German tốt hơn cả các kỵ binh người Ý nên Caesar về sau đã chiêu mộ các kỵ sĩ này vào trong quân đội mình song lại cấp cho họ ngựa La Mã vốn có tầm vóc cao hơn so với ngựa Đức.
Các chiến binh trẻ tuổi có khả năng chạy nhanh thì khoảng 100 người có khả năng nhất sẽ được phiên chế vào hàng ngũ đội quân tiên phong – những người tràn lên theo phía sau các kỵ binh đang xung phong tại trận địa.
Đây cũng là 1 phần của nghi thức trưởng thành.
Và khi tới khi được xem là đã sẵn sàng thì các chiến binh trẻ, trước sự hiện diện của hội đồng bộ lạc, sẽ được trao cho cây thương và chiếc khiên, những thứ chứng tỏ anh ta đã được chấp nhận cho tham dự vào công việc, vấn đề của cộng đồng.
Với những chiến binh trẻ trong nhóm bám theo sau các kỵ sĩ đã chứng tỏ được kỹ năng, lòng dũng cảm của mình thì họ có cơ hội trở thành tùy tùng, cận vệ cho các thủ lĩnh bộ lạc
Về phần các thủ lĩnh thì họ có quyền sở hữu riêng đội cận vệ (comitatus) cho mình mà nhân sự thì có thể gom từ đám trẻ mới tốt nghiệp nghi thức trưởng thành bên trên hay nhân sự từ bộ lạc khác.
Quyền lợi và nghĩa vụ của thủ lĩnh đối với đám cận vệ của mình chính là sự phục vụ, bán mạng của các các chiến binh dưới trướng cho thủ lĩnh ở các trận chiến cũng như khi thủ lĩnh cần đổi lấy việc thủ kĩnh sẽ cấp cho họ chỗ ở, chia sẻ với họ thức ăn, vũ khí và cả chiến lợi phẩm thu được.
Tất nhiên nghĩa vụ của các chiến binh là hoàn toàn trung thành với thủ lĩnh một cách tuyệt đối, nếu thủ lĩnh tử trận thì các chiến binh sẽ có nghĩa vụ trả thù cho chủ.
Nhưng dù vậy thì mối quan hệ tôn chủ – bồi thần giữa thành viên đoàn cận vệ, tùy tùng với thủ lĩnh chỉ dựa trên sự tự nguyện của người chiến binh; nếu chiến binh không thích thì vẫn có quyền đi chọn người khác để phục vụ.
Về phần thủ lĩnh bộ tộc thì cũng là chức danh được hội đồng bộ lạc bầu chọn nên, giúp việc, cố vấn cho các thủ lĩnh là 1 hội đồng gồm 100 dân tự do.
Đó là thời bình còn khi có chiến sự thì hội đồng sẽ chọn ra phán quan với quyền hạn như thủ lĩnh nhằm đảm nhận việc binh chế, chỉ huy quân đội và những phán quan này sẽ trao trả lại quyền hành khi chiến tranh kết thúc.
Bên cạnh đó thì 1 số bộ tộc German cũng sở hữu hạm đội với các tàu thuyền chủ yếu được dùng cho mục đích vận tải
Các bộ tộc German sở hữu hạm đội mạnh có thể kể đến gồm người Saxon, người Vandal…
Bên cạnh kỵ, bộ thì người German cũng từng sử dụng chiến xa, tuy nhiên không như các bạn hàng xóm Celt, việc sử dụng chiến xa của người German chỉ kéo dài tới thời đại đồ Đồng
Để có thể tiến hành các cuộc chiến thì hậu cần là 1 phần tất yếu của binh bị, người German thường trông cậy vào việc cướp đoạt tài nguyên, chiến lợi phẩm nếu như họ tiến hành các cuộc chiến, các cuộc đột kích chớp nhoáng; với những cuộc chiến dai dẳng và kéo dài thì lúc đó họ mới mang theo lượng quân nhu, quân dụng cần thiết cho việc tác chiến
Thường thì các cuộc xung đột, đột kích ở Germania được tiến hành vào mùa hạ và hầu như không xảy ra vào mùa đông song về sau khi quân đội bộ tộc German nam hạ vào lãnh thổ đế quốc La Mã thì mùa đông cũng chả còn nghĩa lý gì để họ không đánh nhau
Về chiến thuật thì người German có rất nhiều lý do và hình thức chiến tranh bao gồm trả thù, đột kích và cả chiến tranh tổng lực
Trả thù nhau là một trong những hình thức chiến tranh phổ biến đối với 1 xã hội gồm toàn các bộ lạc bán khai như xã hội German.
Các cuộc chiến tranh với yếu tố trả thù thường bắt nguồn từ việc mâu thuẫn khó giải quyết để rồi cuối cùng phải dùng binh lực để quyết định đúng sai, thắng bại
Tuy nhiên thường thì loại hình chiến thuật đột kích cơ động lại phổ biến hơn
Theo Caesar thì các thủ lĩnh khi muốn tiến hành đột kích sẽ thông báo với hội đồng bộ lạc và tìm kiếm người tình nguyện tham gia
Thường thì 1 toán đột kích German có khoảng 10 – 1000 người và hiếm khi có kỵ binh
Người German thường tiến hành các cuộc đột kích nhằm để cướp bóc vật lực cũng như thăm dò đối phương hoặc để tìm kiếm , nâng cao địa vị của họ trong bộ lạc
Bên cạnh đột kich thì người German cũng thích dùng chiến thuật “Đánh – rút”, nhử kẻ thù vào ổ mai phục rồi bất ngờ đổ ra tấn công.
Ngoài ra, sau khi đã tiêu hao được 1 bộ phận sinh lực địch thì các chiến binh German chuyển sang dứt điểm bằng cách dàn trận giáp chiến với kẻ thù ở nơi được họ lựa chọn kỹ, thường là những nơi ẩm ướt, rậm rạp hay thậm chí là đầy đá lổn nhổn
Đội hình chiến đấu của người German thường dàn trong các trận dã chiến là đội hình nêm hay 1 phiên bản của nó là đội hình mũi heo rừng Svinfyking gồm khối quân dàn hình Tam giác, hình nêm) ở giữ cùng 2 khối quân hình chữ nhật hay hình vuông dàn ở 2 bên, với tất cả các khiên đan vào nhau hình thành nên 1 bức tường khiên trên trận địa
Sự bố trí như vậy có tác dụng là chiến binh trang bị giáo ở 2 bên sẽ che sườn cho các chiến binh ở đội hình tam giác chính giữa không bị các lực lượng kỵ binh kẻ thù thọc sườn bên trong khi các chiến binh ở tuyến đầu của đội hình tam giác sẽ che chắn cho các lực lượng xạ thủ phía sau.
Ngoài ra, để tăng thêm sỹ khí vào trận thì các chiến binh thường hát hò những khúc nhạc chiến tranh của họ, thường là những sử thi, khúc ca ngợi ca các vị thần chiến tranh như Thor, Tyr, Irmin; bên cạnh hát hò thì các chiến binh German cũng thực hiện các hành động nhằm áp đảo, hù dọa đối thủ cũng như nâng cao morale mình bằng cách giữ khiên trước miệng nhằm tạo ra 1 bề mặt phản âm giúp khuếch đại, tiếng hò hét, gầm rống trước khi vào trận của họ
Vào cuối thời đại Đồ sắt của mình thì người German còn tiến hành 1 hình thái chiến tranh mới đó là chiến tranh tổng lực
Hình thái này xuất hiện khi các đoàn người German lũ lượt di cư rời bỏ đất cũ của họ để sang định cư ở vùng đất mới.
Từng đoàn người di cư với 50% dân số trong đó là những người không tham gia chiến đấu như phụ nữ, trẻ em, người già bên cạnh các chiến binh, trai tráng của bộ tộc cùng các cỗ xe do bò hay ngựa kéo lang thang khắp nơi và khi có chiến sự nổ ra với đoàn người thì đồng nghĩa là toàn thể bộ lạc cùng tham chiến.
Tất nhiên cái giá phải trả cho chiến tranh là rất đắt nhưng cũng rất đáng;
Nếu chiến thắng, bên cạnh việc chôn cất tử sĩ, đưa người bị thương về thì người German cũng không quên thu nhặt, phân chia chiến lợi phẩm cũng như hiến tế các tù binh mà họ bắt được tại trận cho các vị thần.
Nhưng đó là khi chiến thắng, còn khi thất bại thì sẽ bị bắt làm nô lệ hoặc thê thảm hơn là tự sát tập thể như trường hợp của các phụ nữ tộc Teuton đã giết hết con cái rồi tự sát sau khi tộc này chiến bại trước quân La Mã tại trận ở trận Aqua Sextiae năm 102 TCN
Bên cạnh các chiến thuât tấn công và đột kích,thì người German cũng có các trận công thủ thành.
Người German thời kỳ đầu thường không có công nghệ công hãm thành trì, mãi về sau thì khi tiếp xúc, giao tranh với người La Mã thì họ mới tiếp thu chiến thuật công thành cũng như cách chế tạo khí tài hãm thành như xe phá cổng
Dủ cho người German thường thích đánh cơ động song sẽ khá tốn sức để đuổi quân German ra khỏi thành trì bị họ chiếm do họ bám và thủ thành khá dai
Ngược lại thì các làng người German phần lớn đều không có công sự như tường rào bảo vệ che chắn.
Tuy nhiên, người ta cũng đã tìm thấy được vài pháo đài công sự gồm tường đôi bằng đất với hào bao quanh được dùng làm nơi trú ẩn khi cần thiết còn ngoài ra thì lãnh thổ các bộ lạc thường ngăn cách nhau bằng các đường biên giới là các khu đất hoang
Bên cạnh các cuộc tấn công, đột kích thì do bởi sự hung tợn của mình mà các chiến binh German được các quốc gia khác ở châu Âu như La Mã thuê như các đội cận vệ người Batavii của đế quốc La Mã.
Nửa sau thế kỷ thứ 8, các tiểu quốc người German ở châu Âu đa số bị người Frank chinh phục và đến năm 843, vương quốc Đông Frank và về sau là nhà nước Đế quốc La Mã Thần Thánh được thành lập trên đại bộ phận đất Germania cổ.
Hậu duệ người German dần tỏa đi tứ tán, hòa huyết với người bản địa để tạo thành nên cộng đồng người Anh, người Pháp, Đức, Italia …về sau