Thời gian có phải là một chiều thứ 4 không?

Các triết gia đã tranh luận về bản chất của thời gian kể từ rất lâu, trước cả nền vật lý hiện đại. Nhưng trong vòng 100 năm kể từ thời Einstein, một quan điểm phổ biến về thời gian trong vật lý đã cho thấy rằng thời gian đóng vai trò là chiều thứ 4 trong không gian, có thể biểu diễn về mặt toán học như là không thời gian minkowski 4 chiều (minkowski spacetime hay nón ánh sáng, link về minkowski spacetime trong post gốc đã chết nên mình để link wiki ở dưới cho mọi người dễ tra cứu.) Einstein đã không giải thích thời gian “t” như là một chiều thứ 4 của không gian. Không gian không phải là 3D + T, thay vào đó, nó là 4D. Chúng ta dùng đồng hồ để đo đạc thứ tự số học của những thay đổi vật chất. Các trật tự số học ấy chính là cái “thời gian” tồn tại trong thế giới vật lý. Với cách tiếp cận này, sự dịch chuyển thông tin tức thời của vật lý lượng tử có thể được giải thích theo một cách thích hợp hơn. Không gian 4D là phương tiện để truyền thông tin lượng tử. Nói một cách dễ hiểu, 3 chiều đầu tiên được sử dụng để xác định vị trí, chuyển động của vật thể trong không gian ( tiến – lùi, trái – phải và lên – xuống ) trong khi chiều thứ 4 xác định vị trí của nó trong thời gian. Tất cả 4 chiều được sử dụng để xác định một cách hoàn chỉnh vị trí hoặc trạng thái động lực học của một đối tượng trong không gian. Liên kết bốn chiều lại với nhau, một cách không thể tách rời được, và ta có không – thời gian.

Chúng ta đang sống trong một thế giới 3 chiều ( chiều dài, chiều rộng và chiều cao ), vì vậy chúng ta không thể nhìn thấy được chiều thứ 4, và vì thế giới của ta chỉ được xây dựng trong 3 chiều vật lý này. Chúng ta có thể cảm nhận hoặc tưởng tượng được sự hiện diện của thời gian, nhưng ta sẽ không bao giờ có thể phát hiện ra nó bằng các giác quan ba chiều của mình, vì nó vượt ra ngoài vũ trụ của chúng ta. Chúng ta chỉ có thể nhận thức được thời gian – một chiều thứ 4 – khi liên kết các ký ức ở các khoảng thời gian khác nhau, và kết quả là ta nhận thấy thời gian di chuyển theo một hướng – về phía trước. Một minh chứng về sự không thể tách rời trong không gian bốn chiều là chúng ta không thể nhìn trong không gian mà không nhìn ngược về thời gian – giống như ta nhìn thấy mặt trăng như cách đây 1.2 giây và mặt trời như cách đây 8 phút.

Vận tốc = khoảng cách ÷ thời gian, do đó nếu vận tốc ánh sáng là bất định thì sẽ cần sự thay đổi của khoảng cách và thời gian trong phương trình. Điều thật sự xảy ra là thời gian và khoảng cách ‘tương đối’ với nhau, và khi chúng ta di chuyển gần bằng vận tốc ánh sáng, khoảng cách sẽ bị rút ngắn đi, trong khi thời gian thì bị kéo dài ra. Điều này được giải thích trong thuyết tương đối hẹp của Einstein.

Tuy nhiên, khoa học đang được “viết lại” bởi một số nhà khoa học khác, bao gồm Amrit Sorli và Davide Fiscaletti, nhà sáng lập của Space Life Institute ở Slovenia, người cho rằng thời gian tồn tại hoàn toàn độc lập với không gian. Trong một nghiên cứu mới (2011-2012) họ đã chỉ ra rằng : 2 hiện tượng của thuyết tương đối hẹp -sự giãn nở thời gian và sự co ngắn chiều dài – có thể được mô tả một cách tốt hơn trong mô hình không gian 3 chiều với thời gian là một đại lượng dùng để đo sự thay đổi trong chuyển động của photon – trong không gian này. Hơn nữa, họ nói, với đồng hồ chúng tôi chỉ đo thứ tự số học trong không gian 3D. Thời gian bị ‘tách rời’ khỏi không gian theo nghĩa là thời gian chứ không phải là chiều thứ 4 của không gian. Thay vào đó, thời gian như là một sự thay đổi của trật tự số học trong một không gian 3D. Mô hình của họ về không gian và thời gian được thiết lập dựa trên sự đo lường và nó tương thích tốt hơn với thế giới vật lý.

Định nghĩa về thời gian như là sự thay đổi của thứ tự số học trong không gian đang thay thế khái niệm về thời gian đã tồn tại hơn 100 năm qua – một chiều vật lý mà những thay đổi xảy ra ở đó. Thời gian chỉ là một đại lượng toán học của sự thay đổi mà chúng ta đo bằng đồng hồ. Điều này phù hợp với quan điểm của Godel về thời gian. Vào năm 1949, Godel đã đưa ra một thuyết đáng chú ý: “trong bất kỳ vũ trụ nào được mô tả bởi thuyet1 tương đối, thời gian không thể tồn tại.” Nghiên cứu mới đã xác nhận tầm nhìn của Godel: thời gian không phải là một chiều vật lý của không gian mà qua đó con người có thể du hành về quá khứ hoặc tương lai.

Nguồn: QRVN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *