Lời khen tặng quý giá nhất cho đến bây giờ bạn nhận được là gì?

Tuy không tiện nêu tên, và đây cũng chẳng phải là câu chuyện hay ho gì, chẳng qua chỉ là một trải nghiệm mà tôi muốn để lại đâu đó trong kí ức của mình nhưng xin phép được chia sẻ đến mọi người.

Khoảng 10 năm trước tôi từng đứng dạy một lớp học sử dụng máy tính thuộc khóa học IT trong quy hoạch nông nghiệp dành cho người cao tuổi.

Lớp tôi gồm 30 học viên với độ tuổi trung bình là 75.

Thành thật mà nói thì bởi vì là công việc nên trách nhiệm của tôi là hướng dẫn cho học viên đến khi nào họ hiểu được thì thôi. Tuy nhiên họ thì:

  • Lúc thì nhầm con chuột với cái remote, lúc thì vừa lơ đãng vừa gõ phím lạch cạch.
  • Khi được yêu cầu bật điện nguồn máy tính thì họ lại tắt nguồn màn hình.
  • Ngay từ đầu họ còn không biết tới cả hệ chữ La-tinh nữa chứ.

Nói thẳng ra thì tôi đã từng cảm thấy vô cùng khó chịu.

Lớp học mỗi tuần có 3 ngày học, cách 1 ngày thì tôi lại phải dạy lại nên lúc nào cũng có một lòng tin rằng thế nào họ cũng sẽ quên lại lần nữa.

Không ngoài dự tính, 2 ngày sau buổi học đầu tiên họ lại nhầm chuột với remote, khi muốn bật nguồn máy thì lại tắt nguồn màn hình…

Vì thế ngoài việc đứng lớp ra tôi còn phải là người truyền cảm hứng và sự kiên nhẫn cho mọi người nữa.

Sau bao nhiêu lần dạy đi dạy lại cùng một nội dung thì khi khóa học 3 tháng này kết thúc, một bác quá 80 cuối cùng cũng có thể tự mình thiết kế quảng cáo sản phẩm nông nghiệp.

Và trong những người mà tôi dạy, một học viên ưu tú – vì bệnh nặng mà đã qua đời ở tuổi 71 vào 3 ngày trước.

Đó là ông chú lúc nào cũng nhầm con chuột với remote.

Tác phẩm của chú, là tấm poster cánh đồng nho Kyohou cùng với dòng chữ: “Đây là những trái nho mà chúng tôi chăm sóc bằng cả trái tim của mình. Mọi người hãy cùng đến đây thưởng thức nhé.”

Nho Kyohou: Loại nho nổi tiếng ở Nhật

Ngày hôm qua, khi đến dự lễ tang tại gia, tôi đã xem qua đống hồ sơ dày đặc những tài liệu sử dụng máy tính của chú.

Tôi có từng phát những bản in hướng dẫn sử dụng máy tính có kèm hình minh họa cho các học viên. Tờ giấy đó, được chú ghi chú chi chít những điều cần lưu ý trên lớp và cả những lời hướng dẫn của tôi. Trong đó, có dòng chữ: “Cuối cùng cũng làm xong sản phẩm rồi! Hôm nay mình được cô giáo khen nữa đó! Cô còn nói là muốn được ăn thử những trái nho của mình. Cảm ơn cô nhiều nhé. Tôi sẽ liên tục dùng máy tính để khỏi quên những gì cô dạy. Tôi luôn mong tới ngày mà cô có thể nhìn thấy được tấm quảng cáo của tôi mà phải ghé qua ăn thử đó!”

Mắt tôi tràn nước, dòng chữ cuối cùng chú viết thật là khó để mà đọc cho trôi mà. Và rồi tôi đi lại gửi lời cảm ơn với người đàn ông đang nằm trong quan tài: “Cháu đến để ăn nho của chú đây. Cảm ơn chú vì đã luôn cố gắng học máy tính nhé.”

Mấy năm gần đây, do bị bệnh nên tất cả những lời động viên mà tôi nhận được cũng hoàn toàn là ở trên mạng, nhưng ngôn từ mà chú đã để lại cho tôi vô cùng chân thật, ấn tượng mạnh mẽ và nó hoàn toàn khác so với những lời kia.

Sau khi hoàn thành khóa học, chú đã vẫn tiếp tục thiết kế những tờ quảng cáo mới và số lượng tác phẩm đã lên tới 40 tờ.

Gia đình của chú đã gửi cho tôi bản copy những tác phẩm đó như là một món quà. Quả nhiên tay nghề của chú đã thật sự tiến bộ rồi đấy nhỉ.

Rồi vào một lúc rảnh rỗi, tôi nhận được những lời này từ người con trai cả của chú:

“Thành thật mà nói, ban đầu lúc bị bắt đến lớp như thế này bố tôi nhất quyết không chịu đi cơ. Tôi thấy ông hơi bị mắc chứng rối loạn trí nhớ nên chắc là không muốn gây phiền hà đến mọi người đây mà. Thế mà mới bắt đầu đi học xong ông lại nói: “Lớp học vui không chịu được, cô giáo ở đó tốt bụng lắm, bố mấy lần liền hỏi đi hỏi lại có 1 câu mà cô cũng chẳng lộ chút vẻ khó chịu nào. Thôi giờ ở nhà mà không có gì làm thì bố muốn học máy tính.”, rồi bố tôi dần dần thay đổi từ một người lúc nào cũng tự ti về chứng rối loạn trí nhớ của mình. Thật sự cám ơn cô.”

Cảm thấy được động viên, tôi cũng gửi lại lời cảm ơn đến anh con trai của chú.

Trên chiếc xe taxi về nhà, những giọt nước mắt mà tôi đã cố kìm nén đã tràn hẳn ra ngoài, đến cả bác tài xế cũng phải lo lắng.

Thật sự đối với một giảng viên như tôi, không gì hạnh phúc hơn việc có thể giúp chú trở nên có niềm hứng thú với máy tính.

Nguồn: QRVN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *