SỰ THẬT ÍT AI BIẾT VỀ OREO

Mọi người hẳn đều không còn xa lạ với những chiếc bánh Oreo, với câu nói ám ảnh vkl, gắn liền với tuổi thơ của không ít người: xoay bánh, liếm kem, chấm sữa. Nhưng có một sự thật mà ít ai biết: Oreo là hàng rip-off của một loại bánh khác, tên là Hydrox. ĐÚNG RỒI, LÀ HÀNG RIP-OFF.

Đọc đến đây, nhiều người sẽ thắc mắc tại sao Oreo là hàng rip-off mà lại có danh tiếng to hơn cả hàng chính hãng được? Mà Hydrox là bánh quái gì?

Quay lại quá khứ một chút, vào năm 1908, công ty Loose-Wiles Biscuit Company cho ra mắt những cái sandwich cookie (bánh quy kẹp) đầu tiên mang tên Hydrox. 4 năm sau, Oreo được ra mắt bởi công ty Nabisco.

Điều thú vị ở đây là Nabisco và Loose-Wiles là khi đó đang là 2 cửa hàng bánh lớn nhất Mỹ, chủ của 2 cửa hàng đó là hai anh em nhà Loose, trước đó làm chung ở một tiệm bánh, sau này tách riêng và lập nên thương hiệu của riêng mình.

Khi Loose-Wiles Biscuit Company đã khá thành công với bánh Hydrox, Nabisco đã không ngần ngại mà cho ra mắt một loại bánh giống y hệt bánh Hydrox, giống từ vỏ bánh, nhân bánh, màu bánh, tên của hãng cùng đặt ở giữa vỏ bánh, thậm chí là cả hoa văn trên vỏ bánh cũng có những nét tương đồng (lol)

Rõ ràng là Nabisco ăn cắp ý tưởng của Loose-Wiles Biscuit Company rồi, nhưng tại sao càng về sau, Oreo lại càng leo lên, danh tiếng vượt trội hơn hẳn Hydrox? Tất cả đều có lý do của nó, Nabisco chỉ cần đúng thứ này để vươn lên, đó là MARKETING:

  • Trong khi quảng cáo của LWBC(Loose-Wiles Biscuit Company) chỉ tập trung vào việc Hydrox là những chiếc bánh quy kẹp đầu tiên trên thế giới, Nabisco đã khôn ngoan hơn khi quảng cáo cho bánh Oreo, với khẩu hiệu nghe đã thích: It’s fun to eat.

Bắt đầu từ 1950, Oreo vượt trội hơn hẳn Hydrox về doanh thu.

  • Nhưng LWBC đâu có chịu thua, vẫn còn một lá bài tẩy: Chứng chỉ Kosher. (Khái niệm này có vẻ mới so với người Việt, nhưng cứ hiểu đại khái là sự đảm bảo cho hàng hóa sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu của đạo luật Do Thái liên quan đến thực phẩm là được.). Oreo ban đầu phải xỉu up xỉu down vì cái chứng chỉ này. Nhưng sau khi bỏ ra hàng triệu đô và 4 năm trời, cuối cùng Oreo vẫn là bên thắng cuộc khi mà có thể xoay sở kiếm được chứng chỉ Kosher, không những vậy còn hợp tác được với nhiều công ty kem. (em đen lắm :)))

Sự kiện này đánh dấu chiến thắng của Oreo, Hydrox đại bại dưới chân “hàng nhái”, chính thức ngừng sản xuất vào 2003.

PHA CHƠI XẤU CỦA OREO:

Sau khi bị ngưng sản xuất một thời gian, Hydrox tự nhiên “đội mồ sống dậy” khi được công ty Leaf tái sản xuất, kèm theo đó là bỏ ra 800 triệu đô để phàn nàn với công ty mẹ của Oreo là Mondelēz International. NHƯNG, 1 lần nữa, Oreo lại chơi bẩn, lần này là trên các kệ của siêu thị (ở nước ngoài thôi chứ VN ko có loại bánh này)

Sau nhiều lần điều tra, Leaf đã đưa ra nhiều hình ảnh cho thấy bánh Hydrox bị xếp trên kệ ở vị trí vô cùng bất lợi, khuất khỏi tầm nhìn của người mua, tên nhãn hàng bị che,… Nhưng thế thì có liên quan gì đến Mondelēz International?

Mondelēz International thực ra có một quyền gần như “khủng” nhất trong các siêu thị: Được sắp xếp vị trí cho các mặt hàng trên kệ, theo ý muốn. Nó gần như là một bị cáo ra toà và tự làm chủ toạ vậy, họ được quyết định xem các mặt hàng trên kệ được đặt ở chỗ nào. Nghĩa là họ sẽ cử nhân viên tới để xếp đồ lên kệ thay vì để nhân viên siêu thị xếp (nghe có vẻ OP quá nhỉ :vv). Vậy nên rất có khả năng Mondelēz International đã cố tình xếp chỗ cho bánh Hydrox ở một chỗ bất lợi (cũng hợp lý khi mà Oreo và Hydrox là kỳ phùng địch thủ của nhau).

Như vậy lại là 1 vòng tròn, Oreo quá quyền lực để Hydrox có thể cạnh tranh, và cứ như vậy, Hydrox sẽ không thể nào lấy lại ngôi vương đáng lẽ ra đã thuộc về mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *