Trả lời bởi Tim Tran, người Hoa gốc Việt.
___________
Khá là buồn để nói rằng tôi hầu như không đồng ý với mọi câu trả lời ở đây. Nếu Hàn Quốc có Hanbok (韓服) và Nhật Bản có Wafuku (和服) thì Việt Nam có Việt phục (越服), không phải là áo dài.
Áo dài là một loại Việt phục cụ thể, là biểu tượng đại diện của Việt phục. Biểu tượng đại diện của Hanbok Hàn Quốc là Chima Jeogori. Biểu tượng đại diện của Wafuku Nhật Bản là Furisode. Biểu tượng đại diện của Việt phục là áo dài. Nhưng áo dài không giống như Hanbok và Wafuku.
Hanbok bao gồm: chima jeogori, dangui, baji jeogori, jeokduri, dopo, durumagi, hwarot, magoja,…
Wafuku bao gồm: furisode, hōmongi, iromuji, komon, uchikake, jūnihitoe, hakama, nagagi, yukata,..
Việt phục thì bao gồm: áo dài, nhật bình, bà ba, tứ thân, ngũ thân, giao lĩnh, áo tấc, viên lĩnh, và vô số các phong cách khác nhau.
Như vậy thì, TL;DR: Hàn Quốc có Hanbok, Nhật Bản có Wafuku, Việt Nam thì có Việt phục.
___________
Phản hồi bài viết:
Alexandra Salvatore: Tôi làm việc trong lĩnh vực thời trang và theo tôi biết thì “Việt phục” là một chủ nghĩa tân học lấy cảm hứng từ phong trào Hán phục ở Trung Quốc. Tôi có thấy blog Việt Phục 越服 trên Tumblr tương tác nhiều với các blog về Hán phục và hay đặt câu hỏi cho họ. Thuật ngữ “Việt phục” được sử dụng ở một số người đam mê cổ phục Việt Nam nhưng “Việt phục” hầu như không được sử dụng phổ biến ở đây. Một số người đam mê cổ phục Việt Nam đã bị phản đối vì đã cố gắng hồi sinh những kiểu mốt gợi nhớ đến thời trang Trung Quốc, bởi lẽ rằng thời trang Việt Nam bị ảnh hưởng sâu sắc bởi phong cách Trung Quốc. Họ tin rằng họ nên từ bỏ những ảnh hưởng đến từ Trung Quốc, và việc phục hưng cổ phục Việt Nam là vô nghĩa, hoặc có thể là họ tin rằng thời trang Việt Nam nên đi theo hướng Tây hóa hơn (đặc biệt là Pháp). Những người có sở thích gọi nó là một “phong trào” nhưng tôi không nghĩ là thích hợp để gọi như vậy. Việt phục có thể được chấp nhận rộng rãi ở Việt Nam như Hán phục ở Trung Quốc nhưng có lẽ vẫn còn là một chặng đường dài.
Alexandra Salvatore chỉ là một tên bài TQ cực đoan. Anh ta thậm chí còn chưa hiểu rõ định nghĩa về Việt phục