Dã hành cảnh sự – Vụ án tro cốt ở quán lẩu: P6

[PHẦN 6]

Đầu năm 1998, Vương Căn Sinh hết kì hạn nghĩa vụ quân sự, kết quả rất xuất sắc, lãnh đạo muốn anh ta tiếp tục ở lại Vân Nam, thăng cấp quân hàm cho anh ta.

Nhưng Vương Căn Sinh muốn về nhà tìm hiểu nguyên nhân cái chết của em gái, nên đã từ chối lãnh đạo.

Mấy tháng sau, Vương Căn Sinh hoàn thành việc chuyển giao công tác, anh ta còn tưởng mình sẽ được phân tới khu nhà máy thép chỗ bố anh làm việc.

Nhưng kết quả là, anh lại được phân tới làm ở đội lái xe của chính phủ khu Thanh Hà.

Vương Căn Sinh không hiểu kiểu gì, anh ta còn không cả biết lái xe, lại bị phân công tới đội lái xe, ngoảnh đầu hỏi nhân viên công tác, người ta nói với anh, không sai đâu, chính là đội lái xe đấy.

Vương Căn Sinh nói:

– Các anh chắc không biết, hồi đấy muốn vào đội lái xe khó thế nào đâu.

Mười mấy năm trước, những đứa con xuất thân trong gia đình bình thường muốn đổi đời, rất nhiều người sau khi rời quân đội muốn nhờ cậy vào giới chính trị, để có cơ hội vào đơn vị nhà nước làm việc.

Vương Căn Sinh sau khi giải ngũ, bước vào giới quân nhân trong các cơ quan nhà nước thì sẽ có khả năng cao bị sa thải. Đồng đội cùng đợt với anh đều bị vắt kiệt sức lao động trong các cơ quan chính phủ hoặc là những đơn vị công tác.

Nhưng trở thành một tài xế trong đội lái xe thì khác, là cần câu cơm chắc chắn, có không gian phát triển tốt, nói không chừng còn có thể làm lãnh đạo.

Vương Căn Sinh có một người bạn, mấy lần lập công được khen thưởng, vẫn phải tốn rất nhiều tiền mới xin được vào đội lái xe của quận, nhưng Vương Căn Sinh chẳng cần phải làm gì đã trực tiếp được phân công tới đội lái xe của thành phố.

Tôi cắt ngang dòng hồi ức của Vương Căn Sinh:

– Rất rõ ràng, có người chống lưng cho anh.

Vương Căn Sinh gật đầu:

– Tôi cũng nghĩ qua chuyện này, còn hỏi bố mẹ, họ nói là có ông cậu giúp đỡ sắp xếp công việc, người này có địa vị ở nhà máy thép, cũng có không ít người quen ở cấp thành phố.

Từ đó, Vương Căn Sinh vào làm việc trong đội lái xe, mọi việc luôn thuận buồm xuôi gió, lúc đầu làm đội trưởng đội lái xe, sau đó được luân chuyển đến vị trí trợ lý, thân phận cũng tự nhiên được nâng thành nhân viên nhà nước.

Thạch Phong bảo anh ta:

– Ra là có ông cậu giúp đỡ, người ta bảo người thân của mẹ thì cũng như một nửa là cha, không giúp anh thì giúp ai nữa.

Vương Căn Sinh lắc đầu:

– Ông cậu tôi không có năng lực lớn như vậy, đằng sau chắc chắn còn có người khác. Lúc tôi vào cơ quan, muốn tìm ra người đó, cũng lằng nhằng mất một thời gian.

– Rồi tìm được không?

– Tìm được, nhưng chỉ gặp một lần.

Có một hôm, Vương Căn Sinh đi uống rượu với cậu, cậu uống say nên cao hứng, nói cho Vương Căn Sinh, người giúp anh ta sắp xếp công việc là Nhiễm Minh Quý, lúc đó đang là Bí thư Đảng ủy bên công ty thép, giờ đã được luân chuyển tới chính phủ thành phố.

Vương Căn Sinh rất kích động, không ngờ người giúp anh ta là Nhiễm Minh Quý. Sau bữa nhậu hôm đó, Vương Căn Sinh lại mời cậu đi uống rượu, nhờ ông ấy tìm cách liên hệ, nhưng ông cậu uống say quá, toàn nói lung tung.

Vương Căn Sinh chỉ có thể tìm cách khác, cuối cùng liên hệ được với Nhiễm Minh Quý, nhưng ông ta lại phủ nhận việc đã từng giúp Vương Căn Sinh.

Tôi thấy Vương Căn Sinh nói chuyện lạc đề quá, mới hỏi anh ta, chuyện của em gái anh ta điều tra thế nào rồi?

Vương Căn Sinh thở dài, rơi vào im lặng.

Tôi đột nhiên nhớ ra:

– Anh gặp con gái của Nhiễm Minh Quý chưa?

Vương Căn Sinh ngớ người ra, hỏi lại tôi:

– Con gái gì cơ?

– Nhiễm Minh Quý, Bí thư Nhiễm đã giúp anh sắp xếp công việc ấy, anh đã gặp con gái của ông ấy chưa?

Vương Căn Sinh mới hiểu ra, cười nói, Bí thư Nhiễm tôi còn mới được gặp một lần, làm gì có cơ hội gặp người nhà ông ấy nữa.

Tôi cảm thấy nói chuyện cũng được kha khá rồi, bèn tạm biệt anh ta.

Lúc Vương Căn Sinh tiễn chúng tôi còn cảm thán:

– Đầu óc Trần Huy chắc có vấn đề, nếu yêu Thu Mai thật, thì có thể bàn bạc với tôi một tiếng, tro cốt không chỉ là một hình thức an táng người đã khuất, đằng này lại đi ăn trộm, rồi đến tính mạng cũng không còn.

Trên đường trở về, Thạch Phong hỏi tôi vừa nãy có ý gì vậy?

Tôi nói Nhiễm Oánh Oánh ấy, cậu quên à?

Cô Trình trước đây có nói, cha của Nhiễm Oánh Oánh làm việc ở nhà máy thép, tôi nghi ngờ đó là Nhiễm Minh Quý.

Trở về cục, Thạch Phong có việc đi trước, tôi gọi điện cho bên cục Dương Sơn, hỏi họ tình hình điều tra thế nào rồi.

Bên đó nói tìm thấy chiếc xe màu trắng rồi, là một chiếc xe taxi, có ghi lại tên người tài xế.

Tài xế taxi nói, hôm đó Trần Huy rất tỉnh táo bình thường, không giống như là đã uống rượu, anh ấy có hẹn, lúc đi trên đường liên tục gọi điện thoại, rồi dừng ở giữa đường, đợi một người bạn.

Tài xế taxi cầm tiền rồi, đợi không nửa tiếng đồng hồ. Trần Huy lại gọi điện thoại, bảo lái xe đi tới khu hồ trữ nước.

Địa điểm Trần Huy xuống xe cách hồ trữ nước đập Lâm Gia 1 km.

Tài xế lúc đó cảm thấy rất lạ, sao lại có người xuống xe ở chỗ này, xung quanh chẳng có nhà cửa gì. Anh ta bảo Trần Huy chỗ này không có xe đi qua đâu, nhưng Trần Huy nhất quyết muốn xuống xe ở đó.

Lúc tài xế quay xe rời đi, từ gương chiếu hậu nhìn thấy Trần Huy bước lên một chiếc xe hơi màu đen, nhưng không nhìn rõ biển số xe.

Cục Dương Sơn điều tra dựa theo lời khai của tài xế taxi, phái người tìm kiếm gần khu vực hồ trữ nước đập Lâm Gia, đã tìm thấy chiếc xe hơi màu đen đó, và quán cơm Trần Huy đã đến ăn.

Tôi nói:

– Trần Huy chắc là dùng sim rác để liên lạc với tài xế taxi.

– Đúng vậy, công ty taxi cho số điện thoại, đã phái người đi kiểm tra lịch sử cuộc gọi rồi.

Ngày 12 tháng 7 năm 2016, Thạch Phong tới cục Thành Nan, vừa mới bước vào cửa đã hô:

– Đội trưởng Lâm, tôi tìm thấy Nhiễm Oánh Oánh rồi!

Dựa theo những chuyện chúng tôi đã trao đổi trước đây, Thạch Phong đã đi điều tra Nhiễm Minh Quý, ông ta có một con trai, một con gái, con trai tên là Nhiễm Hồng Bân, con gái tên là Nhiễm Ngọc Khiết.

Thạch Phong vừa nhìn thấy ảnh Nhiễm Ngọc Khiết đã thấy giống y hệt Nhiễm Oánh Oánh, là cùng một người hay là chị em sinh đôi?

Về lý, người đã đổi tên, chúng ta có thể tra được ra thông tin tên cũ, nhưng Nhiễm Ngọc Khiết lại chưa đổi tên bao giờ.

Thạch Phong còn nói, Nhiễm Ngọc Khiết có tiền án.

– Đội trưởng Lâm, năm 2006, phát hiện một nữ thi thể trong ký túc nhà máy nhiệt điện, anh còn có ấn tượng gì không? Em nhìn thấy tên anh trong số người phụ trách vụ án đó.

Vụ án năm đó, tôi mới chỉ là người mới vào nghề cảnh sát hai năm, được phân nhiệm vụ rời khỏi sở, làm cảnh sát dân sự.

Hồi đó tôi chỉ tham gia tìm kiếm các manh mối về vụ án, làm một số công việc ngoài lề, ví dụ như là phối hợp với cảnh sát phụ trách chuyên án tiến hành xem xét gì đó.

Thạch Phong lấy ra một tập tài liệu từ trong túi, tôi lập tức mở ra, kí ức như được khơi lại.

Năm 2006, Nhiễm Ngọc Khiết 28 tuổi là nhân viên trong nhà máy điện, sống một mình trong một khu căn hộ.

Sáng sớm ngày 21 tháng 10, mẹ Nhiễm Ngọc Khiết tới đưa cơm cho con gái, gõ cửa mãi không có người trả lời, bà mẹ liền gọi điện thoại cho con, nhưng chỉ nghe thấy tiếng chuống điện thoại từ trong phòng truyền ra.

Bà từ cửa sổ nhìn vào, thấy trong phòng khá tối, nhưng vẫn có thể thấy con gái.

Nhiễm Ngọc Khiết nằm trên giường, gọi mãi không tỉnh, bà hết gõ của lại đập cửa, nhưng con gái vẫn không trả lời, bà cảm thấy không ổn lắm, tìm quản lý khu nhà giúp đỡ, dùng chìa khóa mở cửa.

Vừa bước vào cửa, bật đèn lên, đã bị cảnh tượng trước mắt dọa ngất xỉu.

Nhiễm Ngọc Khiết nằm trên giường, bụng bị rạch toang, máu chảy lênh láng khắp phòng, bức tường trắng sát giường cũng bị nhuộm màu thành màu đỏ như máu.

Trong phòng lộn xộ, đồ đạc bị vất bừa bãi.

Mẹ Nhiễm tỉnh lại, quản lý khẩn trương báo cảnh sát.

Nhiễm Ngọc Khiết bị giết hại ngày 21 tháng 10 năm 2006, vụ án được đặt tên là “Chuyên án 10-21”.

Công an tới hiện trường xác định đây là một vụ giết người có chủ ý. Tội phạm cải trang đội nhập vào nhà ăn trộm, trong phòng lộn xộn, nhưng điện thoại của Nhiễm Ngọc Khiết vẫn ở trên giường.

Vụ án được cục xác định là một vụ trọng án cấp độ cao, yêu cầu không được chậm trễ việc phá án. Bởi vì bố của người bị hại có thân phận đặc biệt, tên là Nhiễm Minh Quý, là người đang giữ chức Phó chủ nhiệm thường ủy cấp Thành phố.

Để phá vụ án này, cơ quan công án phái lực lượng mạnh nhất, các địa bàn trong thành phố đều điều phối những cảnh sát có kinh nghiệm nhất tới hỗ trợ. Bố tôi Lâm Thuật Thành là một cánh tay đắc lực của cơ quan công an thành phố, đảm nhiệm chức tổ trưởng tổ chuyên án.

Khu căn hộ Nhiễm Ngọc Khiết ở chỉ có một mình cô ấy, những người khác đều sống ở khu gần nhà máy. Buổi tối cô ấy bị hại, quản lý khu nhà đi uống rượu với bạn, ngủ từ sớm, không nghe thấy âm thanh gì từ phòng của Nhiễm Ngọc Khiết.

Thời đó camera còn chưa phổ biến, không có tư liệu hình ảnh ghi lại. Ở hiện trường cũng không tìm thấy hung khí, không có vật gì có thể xét nghiệm được DNA.

Phòng bị phá tanh bành lộn xộn, nhưng lại không có bất kì dấu vân tay hay hay dấu giày nào.

Nhưng trên cột điện cách hiện trường vụ án 100m, đã tìm thấy dấu tay dính máu. Theo kiểm tra, máu trên dấu tay đó là máu của Nhiễm Ngọc Khiết, đây là manh mối duy nhất của vụ án.

Lực lượng cảnh sát của cục công an thành phố được sắp xếp điều tra toàn bộ phạm vi xung quanh, tất cả nhân viên và người dân sống ở khu vực xung quanh đều được lấy dấu vân tay đối chứng, số lượng lên tới 100.000, nhưng cuối cùng vẫn không tìm ra kẻ tình nghi.

Thậm chí đã đến mức hoài nghi “có một thế lực bên ngoài nào đó” cố ý gây án.

Cuối cùng vụ án không được phá, dần dà cũng không có ai nhắc lại nữa.

Năm 2011, tôi lại nhận một vụ án, có liên quan đến Nhiễm Ngọc Khiết.

Hồi đó tôi được cử đến một khu nhỏ làm phó sở trường, một hôm có hai người cùng đến báo án, hai người vì cái điều hòa bị rò nước mà cãi cọ.

Tôi nhanh chóng xử lý vụ việc, lúc chuẩn bị rời đi, nghe một bà lão nói: “Nhà này tích nghiệp, sớm muộn gì cũng bị báo ứng, giống như cái lão Nhiễm Minh Quý kia, làm quan to thì sao chứ, mười mấy năm trước hại chết con nhà người ta, xong rồi con gái nhà đó cũng bị người ta hại chết.”

Lúc đó tôi không chú ý mấy lời này, về sở xem lại tài liệu mới nhớ tới đoạn đối thoại ấy, bèn mở lại tài liệu liên quan đến Nhiễm Minh Quý, mới phát hiện ra “Chuyên án 10-21”.

Tôi thấy lời của bà lão kia rất lạ lùng, bèn lật lại vụ chuyên án 10-21, những vẫn không có phát hiện gì mới, cũng không gặp lại bà lão kia nữa.

Vụ án lại được bỏ ngỏ, chỉ có khác là trên tài liệu có ghi thêm tên tôi.

Vẻ mặt Thạch Phong thâm trầm, không biết nói gì thêm.

Tôi lại lấy bức ảnh bốn người ra, cảm thấy thật kì dị, bốn người trong ảnh này, ba người đã chết, một người bị điên.

Phía sau tấm ảnh còn viết mấy con số mơ hồ: 10, 21, tổ hợp chữ số này là trùng hợp hay là có ý gì khác?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *