A: Kazuhiro Ogura, sinh sống ở Nhật Bản
Trước đây chúng tôi đã từng có rất nhiều thùng rác công cộng.
Năm 1995, một giáo phái tên là Aum Shinrikyo đã thực hiện 1 vụ tấn công bằng sarin (ND: một loại khí cực kì độc hại với hệ thần kinh trung ương, gây co giật và cuối cùng là tử vong, thường dùng trong chiến tranh hoá học, có công thức phân tử là C4H10FO2P) vào đám đông và khiến 19 người thiệt mạng (*).
Sau đó, người Nhật bắt đầu trở nên cực kì nhạy cảm với các vật thể lạ đặt ở ga tàu, và tất cả các thùng rác cũng ngay lập tức biến mất khỏi các ga tàu. Chúng bắt đầu biến mất dần trên đường phố và các địa điểm công cộng một vài tuần sau đó, ngay cả khi cảnh sát đã bắt được những kẻ bị tình nghi đã gây ra vụ việc này.
Sau nhiều năm, các công ty đường sắt đã cho phép đặt các thùng rác trong suốt, nhưng số lượng thùng rác vẫn không nhiều bằng trước đây.
Cùng với đó, nhận thức của người dân về việc bảo vệ môi trường cũng đã tăng đáng kể, đó là lí do vì sao bây giờ bạn không còn nhìn thấy nhiều thùng rác ở Nhật nữa.
Khi đi tàu ở Nhật, bạn có thể nhìn hoặc nghe thấy một thông báo yêu cầu các hành khách báo cáo lại nếu họ thấy bất kì vật thể lạ gì ở sân ga hoặc trên tàu.
—————-
ND:
(*): Theo Wikipedia, chúng sử dụng sarin ở dạng chất lỏng, đựng trong hộp nhựa và gói bằng giấy báo, sau đó mang đến các địa điểm đã lên kế hoạch (trên tàu và ở sân ga) vào giờ cao điểm, dùng ô có mũi nhọn chọc thủng các hộp này rồi bỏ trốn. Sarin là chất cực dễ bay hơi nên sau đó đã bốc hơi và toả ra không khí. Vì vậy, kể cả những người không trực tiếp tiếp xúc với chất lỏng cũng có thể bị trúng độc. Vụ tấn công khiến 12 người thiệt mạng, 50 người bị thương (và một vài người chết sau đó, có thể OP tính cả những người này thành 19 người), và gây ra các vấn đề về thị lực với hơn 1000 người.
– Ngoài lí do này, còn nguyên do nào khác dẫn đến việc có rất ít thùng rác ở Nhật bây giờ không? Bài viết dưới đây nêu ra một quan sát rằng từ khi đặt ít thùng rác đi, lượng rác vứt bừa bãi ở các nơi công cộng cũng ít đi; và giải thích bằng một kiến giải khá thú vị, dựa trên một lý thuyết trong ngành tội phạm học gọi là “Lý thuyết cửa sổ vỡ”. Theo lý thuyết này, khi một cái cửa sổ đã bị vỡ 1 ô thì người ta sẽ có xu hướng làm vỡ các ô còn lại hơn. Tương tự, con người sẽ có xu hướng xả rác bừa bãi nhiều hơn ở một địa điểm mà vốn đã có nhiều rác rồi. Bình thường thì ko sao, nhưng nếu thùng rác đầy mà chưa được đổ đi, rác sẽ tràn ra ngoài, và nếu gặp đúng ngày gió to thì rác sẽ bị thổi bay tứ tung ra xung quanh, và có thể bởi vì nhìn thấy nhiều rác ở khu vực đó hơn nên người ta sẵn sàng vứt rác ra ngoài hơn -> Ít thùng rác, ít vứt rác bừa bãi. Có thể các bạn thấy nó “sai sai”, chính tác giả bài viết cũng nói “correlation does not necessarily equal causation”, nhưng dẫu sao nó vẫn là một kiến giải thú vị, nice to know nên mình chia sẻ thêm. Chúc các zui zẻ!
