Vì phần đông chúng ta được nuôi dưỡng trong một truyền thống tôn giáo. Nhiều người ko nhận ra sự hình thành của một phân ngành “khoa học mới về tôn giáo” [xin ko tiện nêu ra cụ thể ngành gì và tác giả nào, vì đồ xịn ko đưa free] gần đây vào thập niên 1970s, đã giải đáp cho tôi hiểu vì sao con người ta kể cả ko thực sự theo Đạo nào vẫn tâm linh.
1. Thực chất ngoài các tôn giáo “chính dòng” còn có các tôn giáo “dị dòng” hay nói thẳng ra các mầm mống hay chi nhánh tôn giáo khác nhau tồn tại trong môi trường xã hội, gia đình, văn hóa và kể cả nhà nước và chủ nghĩa dân tộc. Ví dụ đơn giản, chủ nghĩa vật linh, chủ nghĩa đa thần giáo và chủ nghĩa cúng ông bà… 3 hình thức này trong ngành khoa học mới có thể xét như là tôn giáo. Khi bạn nghĩ bạn nghe Phật giáo, Kito giáo, Hồi giáo, Ấn giáo,… là tôn giáo, thì bạn chỉ chưa hình dung mức độ bao phủ của tôn giáo ‘nói chung’.
2. Tôn giáo ko chỉ là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, cứu rỗi linh hồn mà còn là nơi cho bạn 1 “cultural identity” [bản diện văn hóa, căn tính văn hóa]. Đó là lý do vì sao nhiều người cuồng tín chủ nghĩa dân tộc, đánh đồng tôn giáo của mình cùng với “dân tộc, đất nước, quê hương”. Điều đó cũng xảy ra ở thành thị, nhưng hiện tượng thành thị phức tạp hơn. Xin bản ở chỗ khác [vì ko cho free].
3. Vấn đề con nít ko có quyền tự quyết và mặc nhiên tự thấm tôn giáo mà chẳng cần kinh điển gì cả. Một số người vệ đạo hay sùng đạo, mặc dù chả biết 1 chữ hay 1 học thuyết nào của tôn giáo mà mình đang điên cuồng tin theo. Chưa kể nhiều tôn giáo cực đoạn và nham hiểm tàn ác như Thiền Tông chủ trương “không cần văn tự, không cần kinh điển” [chú ý không chỉ Thiền Tông chủ trương cái này, nhiều tôn giáo khác ko cần kinh điển vẫn sống tốt].
4. Một số người cũng ko nhận ra hiện tượng Cách Mạng Mỹ, Cách Mạng Tháng 10 Nga, hay Cách Mạng Tháng 8,… cũng có thể đem ra làm ví dụ như 1 hiện tượng tôn giáo. Thực sự chẳng cần ai phải biết rõ về học thuyết hay chủ nghĩa của phong trào đó là gì, với lực lượng giáo sĩ [hay đội trí thức dân chủ tự do hay đội tiền phong của giai cấp vô sản] có thể đủ phát động 1 phong trào tôn giáo đầy bạo lực và dã man nhân danh hòa bình. Và đương nhiên cũng chả cần có ai nhớ 1 chữ lời Phật dạy, hay lời Khổng Khâu dạy.
Nhiều người không nhìn sự trỗi dậy của chủ nghĩa duy vật tâm linh [spiritual materialism]. Đây nói các giáo hội Kito, phụ nữ theo truyền thống từ xưa luôn bị cấm đoán gia nhập dòng tu và hầu hết các chức vụ quan trọng cấp cao và theo thời sự ngày nay, giới chức sắc bị cáo buộc các tội lạm dụng tình dục trẻ em. Bởi vì nhiều tôn giáo mở đường cho các cá thể dị biệt trong xã hội đạt được thứ mình khao khát. (a) tiếp cận trẻ em và bỏ bùa phụ nữ dễ dàng, (b) hầu hết công đoàn đều liên kết với chính quyền địa phương sở tại hoặc bản thân chính quyền sợ hãi tôn giáo đó, giới trí thức và truyền thông là 2 lực lượng chó săn của tôn giáo, và (c) các giáo hữu và giáo hội có hướng cố tình “tự bảo vệ” lẫn nhau, đây là hậu quả của sự bác ái “không biên giới”.
Ví dụ trong tiểu thuyết Thiên Thần Và Ác Quỷ, mô tả tâm lý các giáo sĩ này rất hay [đừng nghĩ Phật giáo ko tương tự, nhiều người chỉ biện hộ sự khác nhau giữa 2 lý thuyết, nhưng cố tình lờ đi sự giống nhau của các thể chế cơ quan]. (a) nhiều người chả tâm linh gì cũng cố vào tôn giáo để vì đó là 1 nghề nghiệp đầy lợi lộc, như đất đai nhà cửa người hầu kẻ hạ và có “chính nghĩa”, cũng như đầy giáo trình của Đảng viết khô như đá vẫn đầy người hằng năm lao vào Đảng, dù phe chống C chửi và châm biếm. (b) giáo sĩ với trí thức là 1 thể, là những kẻ tham vọng, có 1 lý tưởng để theo đuổi.
(c) có vài trường hợp đặc biệt, có bọn bệnh hoạn, thèm trở thành đấng cứu thế.
Rất rất nhiều lý do để con người ta tâm linh và cần tôn giáo. nhưng chẳng có lý do nào theo tôi xét ngày nay là thiện cả.
Ngoài ra, có 1 câu biện hộ khác rất hay “chẳng có ai mà sống thiếu tôn giáo” xuất hiện trong văn hóa đại chúng Việt Nam.
Thực sự có người như vậy, bạn tôi, 1 gia đình tôn giáo theo Phật giáo và cúng ông bà. Nhưng do cha mẹ giàu và bỏ bê con cái, suốt tuổi thơ bạn tôi ko có bất cứ 1 ý niệm nào về tôn giáo cả. Cả đời nó trôi qua chỉ đi học, đi ăn, đi chơi, tán gái, chơi games,… coi truyện… nhưng chưa bao giờ nó thực sư quan tâm tôn giáo.
