PHẦN I: AFGHANISTAN TRƯỚC NGÀY THÀNH BÃI CHIẾN TRƯỜNG
Afghanistan có 4 sắc tộc lớn, đó là: Pashtun, Tajik, Uzbek và Haraza. Chính vì có nhiều sắc tộc lớn như vậy cho nên Afghan chưa bao giờ được bình yên dù chỉ là 1 ngày, kiểu gì cũng mâu thuẫn sắc tộc và nổ ra nội chiến. Nhưng nước này cũng không đến nỗi phải nát bét như bây giờ nếu không có bàn tay của các siêu cường.
Khoảng mấy chục năm về trước, Afghanistan là quốc gia theo chế độ quân chủ do vua Muhammad Zahir Shah đứng đầu và cai trị đất nước từ năm 1933-1973. Trong khoảng thời gian đó thì Afghan là 1 đất nước phát triển ổn định. Nhà vua thì cũng sáng suốt, biết cải tổ đất nước và làm êm dịu mối quan hệ giữa các nước xung quanh.
https://www.britannica.com/biography/Mohammad-Zahir-Shah
Và người anh họ của vua Zahir Shah là Mohammed Daoud Khan-đã nhận chức Thủ Tướng Afghanistan từ năm 1953-1963. Đến năm 1963 thì Khan bị nhà vua ép từ chức do những bất đồng về chính sách. Năm 1973, trong lúc nhà vua đang chữa bệnh ở châu Âu thì Daoud Khan đã đảo chính và lên ngôi. Khan được quân đội của Đảng Dân Chủ Nhân Dân Afghanistan (PDPA) ủng hộ. Mà đảng này lại theo cánh tả, từ đây Afghanistan trở thành một nước Cộng Hòa.
https://www.britannica.com/biography/Mohammad-Daud-Khan
Sau đó Khan làm Tổng Thống Afghanistan. Lúc đầu thì mối quan hệ giữa Liên Xô và Afghanistan rất tốt, Liên Xô cũng giúp Afghan rất nhiều. Mà Khan là một người trung lập, chẳng ngả theo Mỹ hay Xô. Nhưng sau một thời gian, chính Khan cảm thấy mối đe dọa từ Liên Xô còn to hơn cả Mỹ. Sự ảnh hưởng của Liên Xô bắt đầu lấn sang cả mảng chính trị của Afghanistan. Nhất là đảng PDPA, không khác gì cánh tay nối dài của Liên Xô.
Năm 1978, 1 thành viên của PDPA bị giết. Đảng này bắt đầu nghi ngờ việc này là do chính phủ làm. Và PDPA bắt đầu rục rịch biểu tình, khoảng vài thành viên đã bị chính phủ bắt. Ngay sau đó, PDPA đã tổ chức đảo chính, đến tháng 4/1978 thì cuộc đảo chính thành công. Cả gia đình của Khan chết.
Sau đó, PDPA tuyên bố thành lập nước:”Cộng Hòa Dân Chủ Afghanistan” do Nur Muhammad Taraki làm Tổng Thống. Và chính phủ mới này thì được Liên Xô hậu thuẫn cả về mặt tài chính lẫn quân sự. Tuy nhiên người dân Afghanistan lại không thích chính phủ mới này lắm.
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Nur_Muhammad_Taraki
Năm 1979, Taraki đã bị 1 thành viên trong nội bộ PDPA ám sát. Và người thay thế Taraki là Hafizullah Amin. Amin là người cộng sản cực đoan nhưng lại không thích nghe lời Liên Xô, ông này muốn lèo lái đất nước thoát khỏi ảnh hưởng của Liên Xô.
Thế là Amin đã trở thành cái gai trong mắt của Liên Xô. Nên 25/12/1979, Liên Xô xâm lược Afghanistan và giết chết lãnh đạo Amin.
Lúc này, lực lượng Mujahideen đối lập với Liên Xô và chính phủ cộng sản hình thành. Mujahideen được đông đảo các nước ủng hộ, gồm: Mỹ, Pakistan, Arab Saudi, Israel và Trung Quốc.
Lúc này Liên Xô đã bị sa lầy, lún sâu vào chiến trường Afghanistan. Theo thống kê, có khoảng 2 triệu dân thường đã bị Liên Xô giết trong cuộc chiến. Có một số nguồn của Wiki còn liệt kê cả các tội ác của quân Liên Xô. Ví dụ như bắt cóc phụ nữ lên máy bay để hiếp dâm, dùng vũ khí hóa học, thảm sát… Các nguồn này chưa chắc đã đúng. Nhưng theo cá nhân tôi thấy thì cuộc chiến tranh nào cũng thế thôi, giết chóc sẽ đi kèm với hiếp dâm và cướp của. Đó là chuyện hết sức bình thường, không có gì phải ngạc nhiên cả. Trong một đội quân hàng trăm ngàn người, làm sao mà biết được có bao nhiêu người tốt, bao nhiêu ác ? Làm sao mà biết được một cá nhân nào đó sẽ bộc phát thú tính vào lúc nào ? Có thể nhìn bề ngoài anh ta hài hước và tốt bụng với đồng đội. Nhưng khi gặp người của đối phương, nhỡ đâu anh ta nổi cơn điên thì sao ? Lúc đó ai mà kiểm soát được các hành động ?
Ngày 15/2/1989, Liên Xô rút khỏi Afghanistan sau 10 năm bị sa lầy. Cuộc chiến này được coi là một trong những lý do khiến Liên Xô sụp đổ.
https://vi.m.wikipedia.org/…/Chiến_tranh_Liên_Xô–Afghanista…
https://www.marxists.org/history/afghanistan/timeline.htm