CHIẾN TƯỚNG NỔI TIẾNG CỦA HITLER

•Thống chế Erich von MansteinErich von Manstein (1887 – 1973)

Là chỉ huy tối cao quân đội Đức trong thế chiến II, do đạt được nhiều chiến công nên ông được thăng chức Thống chế vào tháng 7/1942. Theo chiến lược gia quân sự nổi tiếng người Anh – B. H. Liddell Hart thì “Manstein là vị tướng giỏi nhất của Đức Quốc xã.”, còn giới sỹ quan và binh sĩ Đức luôn ca ngợi ông là “Tướng quân bất bại”!

•Sự nghiệp và tài năng quân sự của Thống chế Erich von Manstein được biết đến khi ông là tác giả chính của kế hoạch và phương án đánh mặt trận phía Tây Âu vào năm 1940 của quân đội Đức. Đây là một kế hoạch rất táo bạo và đầy mạo hiểm của tướng

•Manstein nhưng được Hitler chấp nhận và thông qua. Theo kế hoạch này của Manstein thì quân đội Đức sẽ lấy mũi tấn công vào phía bắc nước Pháp và Hà Lan để làm đòn nghi binh và mồi nhử phía Đồng minh tập trung dồn quân về đây; còn hướng tấn công chính của quân lực Đức lại là bất ngờ dùng lượng lớn xe tăng, thiết giáp để đánh xuyên qua vùng rừng núi rậm rạp, hiểm trở ở Ardennes (Pháp) – nơi mà quân Đồng Minh luôn chủ quan cho rằng là bất khả thi đối với việc di chuyển của xe tăng và cơ giới Đức – rồi sau đó đánh thọc sâu vào nước Pháp và vòng lên hướng bắc về eo biển Anh để chia cắt, cô lập, hợp vây các cánh quân chủ lực của Anh-Pháp đang tập trung đông đảo tại Bỉ và vùng Flanders. Kết quả, kế hoạch của Manstein đã làm cho việc đánh mặt trận phía Tây Âu của quân Đức kết thúc thắng lợi nhanh chóng và giòn giã với ít tổn thất nhất. Sau trận này, Manstein được thăng hàm Thượng tướng Bộ binh và Huân chương Thập tự Hiệp sĩ.

•Thống chế Erich von Manstein còn được coi là kẻ thù nguy hiểm của Liên Xô chỉ sau Hitler vì những thiệt hại quân sự hết sức nặng nề và kinh hoàng của quân Liên Xô do ông gây ra. Tướng quân Liên Xô – Nikolai F. Vatutin nhận xét: “Manstein… là một kẻ thù gian manh, mưu trí, hung hãn và nguy hiểm. Trận đánh tiếp theo sẽ rất dữ dội…”. Rất nhiều hồi ký của các tướng lĩnh Liên Xô như của Nguyên soái Zhukov được viết sau chiến tranh thế giới II đều đánh giá cao Manstein tuy không nhắc cụ thể đến tên ông. Sau chiến thắng vang dội ở Tây Âu, Manstein tiếp tục được tín nhiệm giao cho chỉ huy các chiến dịch quan trọng của Đức ở mặt trận phía Đông Âu, cụ thể:
-Trong cuộc tiến công Liên Xô năm 1941, chỉ trong vòng 100 giờ đồng hồ, quân đoàn do Manstein chỉ huy đã thọc sâu 315 km vào phòng tuyến Liên Xô đến tận sông Dvina. Tiếp theo đó, dù bị dàn mỏng và tách rời khỏi các đơn vị bạn trong Cụm Tập đoàn quân Bắc ở sau lưng, lực lượng của ông đã đập tan nhiều đợt phản kích dữ dội của Hồng quân Liên Xô.

-Trong chiến dịch chiếm bán đảo Krym và thành phố cảng Sevastopol chiến lược của Liên Xô, quân của Manstein đã bao vây Sevastopol dữ dội và đánh thiệt hại nặng nề quân Liên Xô ở đây với hàng trăm nghìn quân Liên Xô bị thương vong, cùng hàng ngàn vũ khí, đại bác, xe tăng bị phá hủy và tịch thu. Thành phố Sevastopol thất thủ và cả một vùng đất rộng lớn có tính chiến lược sống còn của Liên Xô đã bị rơi vào tay quân Đức.

-Trong trận vây hãm thành phố Leningrad nằm ở phía bắc của Liên Xô, Manstein đã bao vây, cô lập thành phố này trong suốt một thời gian dài khiến cho nhiều nỗ lực giải vây của quân đội Liên Xô bất thành và bị thiệt hại nặng, chỉ đến tháng 01/1944 thành phố Leningrad mới được giải phóng nhưng lúc này Manstein cũng không còn nắm quyền chỉ huy ở đây. …. Còn rất nhiều các chiến dịch khác

•Sau khi rời quân đội, Thống chế Manstein về sống ở tư gia ở Liegnitz và ông bị quân Anh bắt khi kết thúc chiến tranh.

•Dưới sức ép mạnh mẽ của Liên Xô, năm 1948 phiên tòa sau chiến tranh buộc phải tuyên án ông bị 18 năm tù giam mặc dù Manstein được khắc họa là một quân nhân chân chính chỉ làm theo nghĩa vụ của một quân nhân, đã anh dũng chiến đấu chống kẻ thù có quân số áp đảo, và bị xử án oan ức. Tuy nhiên, ông được trả tự do ngày 07/5/1953 và sau khi ra tù, Manstein nhận lời mời làm cố vấn cho Bộ Quốc phòng Cộng hòa Liên bang Đức vào các năm 1955 – 1956. Quyền hồi ký về chiến tranh của ông, cuốn Verlorene Siege (tạm dịch: “Chiến thắng bị đánh mất”), được xuất bản lần đầu năm 1955, trong đó, Manstein đã đưa ra luận điểm rằng nếu các tướng lĩnh của Đức phụ trách về mặt chiến lược chứ không phải là Hitler thì cuộc chiến tại Liên Xô đã có thể giành được chiến thắng.

•Thống chế Erich von Manstein qua đời trong một cơn đột quỵ tại Irschenhausen, bang Bayern vào đêm ngày 9/6/1973, hưởng thọ 85 tuổi. Tang lễ ông được tổ chức trọng thể theo nghi thức quân đội, và hàng trăm quân nhân ở mọi cấp bậc đã tham dự lễ tiễn đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng. Lời cáo phó của ông được đăng trên nhật báo Anh – The Times ngày 13/6/1973 như sau “Ảnh hưởng và tác động của ông đến từ sức mạnh của tâm thức và chiều sâu của tri thức, hơn là phát sinh từ khả năng tạo nên một luồng nhiệt điện trong quân đội hoặc gây ấn tượng về tính cách của mình.”. Tạp chí Spiegel của Đức cũng khen ngợi Manstein là “một trong những nhà chiến lược vĩ đại cuối cùng trong quân sử”, nhưng phê phán ông vì “lòng trung thành mù quáng” mà “tiếp tay cho con đường đi đến thảm họa” của nước Đức.


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *