Chắc hẳn rất nhiều người ở Việt Nam cũng đã xem qua bộ phim:”Kiến Quốc Đại Nghiệp”.
Đây là bộ phim do TQ Đại Lục sản xuất, quy tụ rất nhiều các ngôi sao quen thuộc như: Đường Quốc Cường, Trương Quốc Lập, Lưu Kình, Hứa Tịnh…
Trong phim, Đường Quốc Cường sẽ vào vai Mao Trạch Đông, ông ấy cũng từng thủ cả vai Gia Cát Lượng trong Tam Quốc nữa. Trương Quốc Lập vào vai Tưởng Giới Thạch, Hứa Tịnh sẽ vào vai Tống Khánh Linh…Ngoài ra, phim còn có cả 1 dàn sao tầm cỡ quốc tế như: Chân Tử Đan, Cát Ưu, Lê Minh, Khương Văn, Chương Tử Di, Triệu Vy… Nhiều minh tinh chấp nhận xuất hiện chỉ trong tích tắc: Thành Long (vai ký giả) chỉ diễn một câu thoại nói tiếng Quảng Đông; Lý Liên Kiệt (vai thượng tướng Hải Quân Trần Thạo Khoan) diễn 3 câu thoại… Ngay cả một số đạo diễn danh tiếng như Trần Khải Ca, Ngô Vũ Sâm hay Phùng Tiểu Cương… cũng tham gia diễn xuất.
Bộ phim này đạt doanh thu (770 tỷ VNĐ) tại Đại Lục ngay trong tuần đầu ra mắt. Phim cũng hội tụ đủ 4 yếu tố như: tư tưởng, nghệ thuật, thương mại và giải trí. Đặc biệt là chú trọng kết hợp lịch sử với lãng mạn cho nên phim đã hấp dẫn được nhiều lớp thế hệ 8x, 9x…Hơn nữa với dàn sao khủng như vậy thì khó mà chê. Có điều là cũng có hàng triệu ý kiến trái chiều từ cả phía Việt Nam lẫn Trung Quốc cũng như nhiều nước khác sau khi xem phim. Nhiều người thì cho rằng: Phim này xem chỉ để giải trí thôi, chứ nó là 1 bộ phim dạng tuyên truyền của TQ, tin sái cổ vào làm gì ?
Ngoài các nhân vật mà lịch sử đã nói quá nhiều như Mao, Tưởng, Chu Ân Lai… thì còn rất nhiều các nhân vật khác cũng quan trọng không kém. Chẳng hạn như Nhậm Bật Thời.
Nói một chút về nhân vật Nhậm Bật Thời do Trần Hiểu thủ vai. Đây là một trong những lãnh đạo quan trọng và nổi bật nhất của Hồng Quân Trung Quốc những năm đầu TK 20. Nhậm từng cùng Lưu Thiếu Kỳ đi du học ở Liên Xô, sau này trở thành Bí thư thứ nhất Đoàn Thanh niên TQ và Tổng thư ký CCP. Ông này sinh 30/4/1904, mất 27/10/1950, quê ở tỉnh Hồ Nam. Phim “Kiến Quân Đại Nghiệp” được công chiếu vào ngày 1/8/2017 để kỷ niệm 100 năm khởi nghĩa Nam Xương – và 1/8/1927 cũng là ngày thành lập PLA của CCP.
Trong phim thì nhân vật nào cũng rất đẹp trai và tốt bụng. Nhất là các nhân vật của CCP, còn được ca ngợi là có nhân cách “cao thượng”. Ngoài đời họ cũng hay nói với nhau như thế. Để xem ngoài đời họ cao thượng như nào.
● Ngoài đời
Trong chiến tranh Trung-Nhật (1937 – 1945), KMT và CCP cùng hợp tác với nhau để chống Nhật. Được KMT cấp tiền và vũ khí, nhưng thay vì đánh giặc, CCP vung tiền vào việc kích động biểu tình và bạo động với khẩu hiệu:”Ở đâu có bọn KMT, ở đó có học sinh bỏ học, bần nông bỏ việc, công nhân biểu tình”. Điều này khiến cho KMT hết chịu nổi.
Tình hình trở nên xấu đi vào cuối năm 1940 đầu năm 1941 khi CCP và KMT có xung đột lớn. Tháng 12/1940, Tưởng đòi Tân Tứ Quân của CCP phải rời khỏi tỉnh An Huy và Giang Tô để bớt nổi loạn.
Sau đó, KMT cắt tiền tài trợ cho CCP. Số tiền này chiếm tới 75% tổng ngân quỹ của CCP.
Mất tiền trợ cấp, CCP buộc phải tự mình xoay xở.
Năm 1941 lại xảy ra “sự kiện Tân Tứ Quân“, cả 2 phía Quốc-Cộng xung đột khiến cho vài ngàn quân CCP bỏ mạng. Sự kiện này đánh dấu chấm dứt mặt trận thống nhất chống Nhật.
Đứng trước nguy cơ diệt vong, Mao chủ trương củng cố lực lượng, một mặt thực hiện chiến tranh du kích với KMT, một mặt tránh giao tranh với quân Nhật. Đồng thời tìm mọi cách để kiếm tiền.
Trong một hội nghị cấp cao ở vùng biên khu (gồm vùng bắc Cam Túc, đông Thiểm Tây và Ninh Hạ), Mao nói: “Chúng ta hiện không có quần áo để mặc, không có dầu ăn, không có giấy tờ, không có rau, chiến sĩ thì không có giầy dép, mùa đông thì không có chăn”. Vậy là chỉ còn cách cuối cùng: Buôn nha phiến.
Nhận thấy buôn nha phiến mang lại nguồn lợi vô cùng lớn, đồng thời vận chuyển thuận tiện, giá cao, thị trường rộng. Thêm vào đó, khí hậu và đất đai vùng Thiểm Tây phù hợp để trồng loại cây này.
Năm 1941, CCP ra lệnh trồng cây anh túc(nguyên liệu để làm nha phiến), mỗi hộ nông dân được trồng từ 5 – 10 mẫu. Cuối năm 1941, vùng biên khu thành lập “Cục Giám sát thuốc cấm”. Theo cuốn «Nhật ký Diên An», ông Nhậm Bật Thời (1904 – 1950) được giao chức “Chuyên viên vấn đề nha phiến”. Về sản lượng, họ muốn trong 1 năm phải tung ra thị trường ít nhất là 60 tấn nha phiến.
Trước đây, quân Anh đánh cho Trung Quốc tan tác, chỉ để bắt TQ phải nhập khẩu nha phiến, vừa để rút kiệt tiền tài của Trung Quốc, vừa để đầu độc nhân dân. Nay vì Đảng, Nhậm Bật Thời lại trồng nha phiến trên 1 vùng đất rộng lớn, bất chấp nguy cơ bị dân tộc kết tội. Vì từ ‘nha phiến’ quá nhạy cảm nên CCP nói lái thành ‘xà phòng’ trong lúc buôn bán. Tiền thu được từ việc bán nha phiến sẽ được CCP dùng để mua sắm súng ống, đạn dược. Cứ tích trữ như thế cho đến khi Thế Chiến kết thúc.
Ngày 28/4/1944, phóng viên nước ngoài đến thăm Diên An, ông Mao thì muốn thiết lập ngoại giao với các nước tư bản. Nhưng có 1 vấn đề khó xử: “Cả một vùng đất bao la đều trồng cây anh túc, đây là vấn đề rất khó chấp nhận”.
Để che giấu chuyện này, Mao ra lệnh cho Nhậm Bật Thời phải đem quân nhổ sạch các cánh đồng hoa anh túc trên khắp địa khu Diên An.
Hậu quả là hàng triệu người lại bị nghiện ngập, tiền tài của đất nước cứ thế trôi vào túi của CCP. Thế nhưng sau này, những người đã từng buôn nha phiến với CCP trong lúc khó khăn như Nhậm thì lại được họ hết lời ca ngợi. Thậm chí là có thời còn đưa cả vào SGK cho học sinh học.
https://books.google.com.vn/books…