Sẽ thế nào nếu một nhà khoa học nghiên cứu và viết về tâm linh?
Những suy luận rất logic của ông sẽ khiến ta hoang mang: sách viết thật thật ảo ảo thế này, nên xếp vào dạng tiểu thuyết huyễn hoặc hay một dạng sách tâm linh, và bao nhiêu % là base on a true story?
Cá nhân mình cực kỳ thích hình thức của cuốn sách này, từ bìa siêu đẹp, cho đến giấy láng, font chữ, và yêu nhất là bookmark! Đọc xong thì lại càng thấy ý nghĩa hơn nữa. Xứng đáng có trên kệ sách của bất kỳ bạn yêu sách nào!
Về nội dung: đối với một người không phản đối luật Luân hồi và thuyết Nhân quả thì đây là một cuốn sách đủ, vừa phải! Mình rất sợ đọc cái gì to lớn như ăn thịt sẽ đầu thai thành con gì, rồi nói cái gì cũng tạo nghiệp, rồi nghiệp quật, quỷ bắt, ma ám,…. sách chỉ đưa ra câu chuyện, và tùy ta sẽ học được gì từ câu chuyện đó, cũng như “Cuộc sống là một ngôi trường và con người phải học những bài học cần thiết.”
Nhưng cái mình thích hơn ở cuốn sách lại không thuộc về nội dung chính tác giả muốn đề cập đến là nghiệp, luân hồi, nhân quả, mà là nhắc đến các nền văn minh đã mất dưới một góc nhìn khác. Cảm giác kiến thức ít ỏi về lịch sử của các nền văn minh cổ đại mà mình mới lĩnh ngộ thành ra cũng “mông lung như một trò đùa”!
Rất đáng suy ngẫm về khái niệm “nghiệp quốc gia”, một ví dụ làm mình day dứt là đất nước Ai Cập – một nền văn minh cổ đại ở thời vàng son chói lóa như vậy, vì sao đã hoàn toàn sụp đổ. Đất nước/trái đất của chúng ta đang ở giai đoạn nào của chu kỳ Thành – Trụ – Hoại – Diệt? Bản thân chúng ta có đang góp phần thúc đẩy chu kỳ này diễn ra nhanh hơn?
Không có gì là vĩnh hằng mãi mãi, một kiếp sống quá ngắn, ta hãy học cách yêu thương nhiều hơn, cho đi nhiều hơn, chiêm nghiệm bản thân và sống hạnh phúc hơn ở hiện tại. Vì những người ta gặp gỡ kiếp này nếu không là duyên thì là nợ, mà nợ thì rõ ràng là phải trả hoặc phải đòi thôi, không thôi kiếp sau lại ám nhau tiếp