I. NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA TỬ THI Ở GIAI ĐOẠN ĐẦU.
1. Mát lạnh tử thi (algor mortis)
Sau khi chết, quá trình sinh nhiệt của cơ thể dừng lại, nhiệt lượng của cơ thể sẽ tỏa ra môi trường cho đến khi bằng với nhiệt độ môi trường. Diễn tiến của giai đoạn Mát lạnh tử thi phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường, tình trạng quần áo của thi thể, nhiệt lượng trong cơ thể và nguyên nhân tử vong. Vào mùa xuân và mùa thu, thi thể người trưởng thành trong nhà sẽ giảm khoảng 0.83 độ mỗi giờ, thi thể trong nước giảm khoảng 3-4 độ mỗi giờ. Vào mùa nóng, nhiệt độ của thi thể ngoài trời còn có thể tăng trong vài giờ sau khi chết.
Theo báo cáo của nghiên cứu nhiệt độ tử thi ở nước ta (Trung Quốc), trong vòng 4-5 giờ sau khi chết, quá trình sinh nhiệt của cơ thể vẫn chưa hoàn toàn dừng lại và nhiệt độ tử thi giảm trung bình 0.58 độ mỗi giờ. 5-16 giờ sau khi chết, quá trình sinh nhiệt hoàn toàn dừng lại và nhiệt độ tử thi giảm trung bình 0.97 độ mỗi giờ. 16-24 giờ sau khi chết, do chênh lệch nhiệt độ giữa môi trường và tử thi giảm xuống, nhiệt độ tử thi giảm chậm lại, trung bình giảm 0.54 độ mỗi giờ.
Nghiên cứu trên đã thiết lập một công thức tính thời gian tử vong, sau khi áp dụng và cải tiến thực tế đã thu được công thức đơn giản dưới đây:
Thời gian trôi qua sau khi chết (giờ) = 37 độ C – nhiệt độ trực tràng của thi thể/ 0.83* hệ số
(hệ số là 1 vào mùa xuân và mùa thu, 1.4 vào mùa hè và 0.7 vào mùa đông)
2. Hoen tử thi (livor mortis)
Sau khi chết, quá trình tuần hoàn máu dừng lại, máu trong các mạch máu di chuyển đến các phần dưới của tử thi do tác động của trọng lực, chìm vào các mao mạch và tiểu tĩnh mạch làm giãn nở chúng, tụ thành những đốm màu đỏ tía trên da, gọi là hoen tử thi.
Hoen tử thi xuất hiện sớm nhất sau 30 phút tính từ thời điểm chết, và thường xuất bắt đầu xuất hiện sau 1-2 giờ. Sự hình thành và phát triển của hoen tử thi có thể chia thành nhiều giai đoạn.
Giai đoạn đầu của sự hình thành hoen tử thi gọi là thời kì lắng đọng máu. Giai đoạn này biểu hiện rõ trong vòng 5-6 giờ sau khi chết và có thể kéo dài 6-12 giờ. Hoen tử thi sẽ bị mờ dần hoặc biến mất do các mao mạch bị nén với các mặt phẳng hoặc đồ vật khác trong thời kì lắng đọng máu và hiện trở lại khi ngừng bị nén. Vì thế nếu vị trí của thi thể bị thay đổi trước giai đoạn này, các hoen tử thi cũng thay đổi và xuất hiện lại ở phần dưới mới của cơ thể.
Giai đoạn thứ hai của sự phát triển hoen tử thi là thời kì thoát mạch. Mất khoảng 8 giờ để phát triển từ sau khi chết đến thời kì thoát mạch, và tiếp diễn đến 26-32 giờ sau. Trong giai đoạn này, huyết tương bị nhuộm đỏ bởi huyết sắc tố thấm vào các mô xung quanh. Lúc này, các vết hoen tử thi bị nén đã không thể biến mất hoàn toàn mà chỉ hơi mờ đi, sau khi ngừng nén, các vết hoen tử thi sẽ từ từ hiện lại. Khi thay đổi vị trí thi thể, một số vết hoen tử thi có thể bị dịch chuyển, một số vẫn sẽ giữ nguyên vị trí ban đầu.
Giai đoạn phát triển thứ ba của hoen tử thi là thời kì thẩm thấu. Ở giai đoạn này, khi dùng ngón tay ấn vào các vết hoen tử thi sẽ không còn đổi màu hoặc biến mất nữa, nếu thay đổi vị trí của thi thể thì vết hoen tử thi sẽ không dịch chuyển nữa. Một số vết hoen tử thi trong các xác chết trúng độc có màu đặc trưng, đó là màu đỏ tươi khi bị ngộ độc bởi carbon monoxide, màu đỏ anh đào khi bị ngộ độc bởi oxit, màu nâu xám khi bị ngộ độc bởi nitrit và kali clorat và màu đỏ khi chết cóng.
3. Co cứng tử thi
Sau khi chết, các cơ giãn ra một phần rồi nhanh chóng cứng lại, chính là co cứng tử thi. Do các khớp khó mà uốn cong, hình dạng tử thi sẽ bị cố định lúc chết.
Hiện tượng co cứng tử thi xuất hiện sớm nhất vào khoảng 30 phút sau khi chết, thường là từ 2-3 giờ sau khi chết. Một phần cơ bắt đầu co cứng rồi lan ra khắp các khớp của cơ thể sau 6-8 giờ, và đạt đỉnh điểm sau 12-15 giờ. Trạng thái này kéo dài đến 24-36 giờ rồi bắt đầu giảm dần. Hiện tượng co cứng tử thi sẽ dần biến mất vào 2-3 ngày mùa hè, 3-4 ngày mùa xuân-thu, và 3-7 ngày mùa đông.
Ngoài ra còn có co rút tử thi, đốm da, đục giác mạc, tự phân hủy,… đều là những hiện tượng biến đổi ở giai đoạn đầu cùa tử thi.
II. NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA TỬ THI Ở GIAI ĐOẠN SAU.
Sau giai đoạn biến đổi đầu, thi thể xuất hiện những hiện tượng thối rữa, phân hủy, xương hóa ở giai đoạn sau.
1. Thối rữa.
Từ đêm ngày thứ 2-3 sau khi chết, thi thể sản sinh một lượng lớn khí (hydro sunfua, metan, amoniac,…) và bốc mùi hôi thối.
Giai đoạn thối rữa thường bắt đầu ở ruột già, chủ yếu do vi khuẩn đường ruột gây ra, làm xuất hiện một mảng xanh ở phần da bụng dưới bên phải, sau đó lan ra toàn thân. Trong 12-14 ngày, khí thối tràn vào mô dưới da, khiến mặt xanh đen sưng vù, nhãn cầu lồi ra, phần bụng trương phình, gọi là xác chết trương phình. Sau khi chết, do áp lực của khi thối rữa trong khoang bụng khiến bọt nước trào ra khỏi miệng và mũi, bìu và dương vật phình to như quả bóng, nếu thi thể đang mang thai thì thai nhi trong tử cung sẽ bị đẩy ra ngoài.
Trong quá trình thối rữa, tất cả các mô mềm của tử thi đều bị phân hủy để lộ ra xương trắng. Thời gian cần thiết để xương hóa trong không khí thay đổi theo mùa, một xác chết trưởng thành mất từ nửa tháng đến hơn một tháng vào mùa hè. Thời gian để xương hóa trong đất dài hơn, không khác mấy giữa các mùa, xác người trưởng thành mất 7-10 năm, trẻ con mất 4-5 năm, trẻ sơ sinh mất 2-3 năm, trẻ mới sinh mất khoảng một năm.
Dựa vào mức độ phân hủy của thi thể, ta có thể ước tính đại khái thời gian tính từ thời điểm chết. Tử thi thối rữa nhanh không ảnh hưởng đến việc xác định thương tích ở xương nhưng sẽ gây khó khăn lớn trong việc xác định thương tích trước hay sau khi chết và xác định nguyên nhân tử vong, thậm chí không thể xác định.
2. Đông vật phá hoại tử thi.
Các loại côn trùng, gặm nhấm và các loại động vật ăn thịt cũng có thể tổn hại nghiêm trọng thi thế, thậm chí ăn hết phần thịt.
Hư hại do ruồi gây ra là nặng nề nhất. Sau khi chết, ruồi có thể đẻ trứng quanh khóe mắt, lỗ mũi, hậu môn, miệng vết thương… Sau 1-3 ngày trong thời tiết ấm áp, trứng nở thành giòi và ăn các mô mềm. Giòi có thể lớn thành nhộng và hóa lại thành ruồi trong hai tuần, sau đó lại quay lại bắt đầu một chu kì sinh sản mới. Trong điều kiện thích hợp, thi thể người trưởng thành có thể bị giòi ăn sạch các mô mềm trong khoảng một tháng.
Kiến cũng có thể phá hủy thi thể, thông thường kiến có thể ăn sạch thi thể một người trưởng thành chỉ còn lại xương trong vòng hai tháng.
Các loại động vật khác (như chó, mèo, sói, cáo, chuột, chim,…) phá hủy thi thể cũng sẽ để lại dấu cắng đặc trưng. Thi thể trong nước có thể bị cá, tôm, cua,.. rỉa.
Có thể thấy, xác định thời gian tử vong là một nội dung quan trọng trong pháp y, là một trong những vẫn đề chủ yếu cần giải quyết tại hiện trường án mạng hoặc khi khám nghiệm các thi thể vô danh. Biết được thời gian tử vong, có thể điều tra được nghi phạm có thời gian gây án không, kiểm tra lời khai của nhân chứng và nghi phạm.
IV. SUY ĐOÁN THỜI GIAN TỬ VONG.
1. Suy đoán thời gian tử vong dựa vào hình dạng tử thi.
Sự biến đổi của cơ thể biểu hiện thời gian tử vong:
· Trong 10 giờ, nhiệt độ tử thi giảm 1 độ mỗi giờ.
· 10 giờ trở lên, nhiệt độ tử thi giảm 0.5 độ mỗi giờ.
· 8-12 giờ, giác mạc hơi đục.
· Khoảng 48 giờ, không thể nhìn thấy đồng tử nữa.
· 1-2 giờ xuất hiện hoen tử thi.
· 6-8 giờ, ấn hoen tử thi sẽ mất màu.
· Trong 15 giờ, hoen tử thi còn di chuyển được.
· Khoảng 15 giờ, hoen tử thi phát triển đến đỉnh điểm.
· 2-3 tiếng, bắt đầu co cứng tử thi.
· 12-15 giờ, co ứng tử thi phát triển đến đỉnh điểm.
· 24-36 giờ, tử thi bắt đầu mềm dần.
· 3-4 ngày, co cứng tử thi biến mất.
· 24-48 giờ phần bụng bị thối rữa biến sắc.
· 2-4 ngày, mạng lưới tĩnh mạch bị hỏng.
· Trong khoảng 24 giờ, giòi xuất hiện, giòi ăn mòn da trong hơn 4 ngày, ăn nội tạng trong khoảng 1 tháng.
· Hóa xương ở người trưởng thành trong 7-10 năm.
2. Suy đoán thời gian tử vong dựa trên chất chứa trong đường tiêu hóa của thi thể.
Dựa theo những thứ còn trong đường tiêu hóa của tử thi có thể suy ra thời gian tính từ bữa ăn cuối cùng trước khi chết đến khi chết, từ đó suy ra thời gian tử vong, đồng thời có thể xác định thành phần thức ăn và địa điểm ăn. Mặc dù thói quen ăn uống và khả năng tiêu hóa của mỗi người đều khác nhau, chức năng tiêu hóa có thể tiếp tục hoạt động một thời gian sau khi chết, nhưng với đa số người, thời gian thức ăn đi và và lưu lại ở các đường tiêu hóa không quá khác biệt.
Nếu rau và cơm trong dạ dày còn nguyên, chi có một lượng nhỏ thức ăn vào tá tràng thì lúc tử vong sau bữa cơm trong 1-2 giờ. Nếu thức ăn trong dạ dày có dạng cơm và bã rau, còn lại đã vào ruột già thì thời gian tử vong sau bữa cơm trong vòng 4 giờ. Nếu toàn bộ thức ăn trong dạ dày đã được tiêu hóa hết, đôi khi còn sót chút xơ rau thì là sau bữa ăn hơn 6 giờ.
Trong thực hành pháp y, giá trị sử dụng của việc tiêu hóa thức ăn trong dạ dày không thua kém gì việc khám nghiệm tử thi. Hầu hết việc kiểm tra thức ăn trong đường tiêu hóa của thi thể đều thu về những manh mối và chứng cứ quan trọng cho công cuộc phá án.
___________
Nguồn: “Tiến sĩ hiếu kì