Liệu việc biến đổi một nguyên tố thành một nguyên tố khác mà ta mong muốn có bao giờ thành sự thực không?
Trả lời bởi Sasha Boone, ngày 22/10/2019
Link: https://qr.ae/pNoaM3
—————————————————-
Nó đã trở thành hiện thực rồi đó.
Đây là plutoni. Trước năm 1940 thì nó chỉ tồn tại trên Trái Đất với lượng rất, rất, rất ít. Nó chỉ hình thành với lượng rất nhỏ trong các vụ nổ của sao neutron (và một lượng cực ít của nó cũng xuất hiện trong tự nhiên ở những nơi có urani). Nhưng tới năm 1940, người ta đã dùng máy gia tốc hạt Cyclotron để bắn phá nguyên tử urani bằng deuteri – hydro nặng. Trong quá trình này, một phần urani đã chuyển đổi thành neptuni (cũng là một nguyên tố mà trước đó gần như không tồn tại trong tự nhiên), và neptuni đã phân rã thành plutoni sau đó.
Không lâu sau, chính phủ Mỹ bắt đầu phát triển vũ khí hạt nhân. Trong quá trình đó, các nhà khoa học đã dùng neutron bắn phá cả Pu-239 và Pu-241 để tạo ra phản ứng phân hạch hạt nhân. Sở dĩ họ làm vậy vì hai đồng vị này có khối lượng tới hạn thấp hơn U-235 (vốn là vật liệu phân hạch phổ biến hơn trong tự nhiên).
Phản ứng phân hạch cũng xảy ra khi bắn phá U-238 bằng neutron (quá trình thường được ứng dụng trong lò phản ứng hạt nhân) và nó sẽ phân rã thành plutoni. Đó chính là điều mà chính phủ Mỹ đã làm: xây dựng các lò phản ứng hạt nhân để sản xuất một lượng plutoni vượt xa trữ lượng vốn có của nó trên Trái Đất. Ngày nay, chúng ta có khoảng 300 tấn plutoni được sử dụng làm vũ khí. Và toàn bộ con số đó được sản xuất từ neutron trong lò phản ứng hạt nhân. Chúng không hề được khai thác từ trong tự nhiên.
Biến đổi các nguyên tố hóa học là điều hoàn toàn khả thi.