6 TRÍ TUỆ ĐỜI NGƯỜI: ĂN MỘT BỮA ĂN ĐƠN GIẢN NHẤT, SỐNG MỘT CUỘC SỐNG ĐƠN GIẢN NHẤT GIỮA XÃ HỘI PHỨC TẠP, HÃY HỌC CÁCH DUY TRÌ SỰ BÌNH YÊN TRONG NỘI TÂM

01

Đơn giản

“Đạo Đức kinh” viết: “Kiến tố bão phác, thiếu tư quả dục, tuyệt học vô ưu.”

Ý muốn nói, giữ cho mình cái bản chất mộc mạc, giảm bớt những ham muốn quá độ và cả những tạp niệm không đâu, từ bỏ những suy nghĩ phức tạp và vô ích, chúng ta mới có thể tránh được những đau khổ.

Học giả Trung Quốc, Tư Mã Quang từng viết: “Cam kì thực, mỹ kì phục, bất tri kỳ ngoại canh hữu hà dục”. Thời cổ xưa, con người ta chỉ cần đủ ăn đủ mặc là đã đủ hạnh phúc rồi. Chỉ cần có thể duy trì được những nhu cầu căn bản nhất của cuộc sống thì sẽ không nảy sinh ra bất cứ ham muốn nào khác. Con người hiện đại ngày nay, tâm tư, suy nghĩ quá phức tạp, ham muốn quá nhiều, mới phải chịu nhiều đau khổ như vậy.

“Tâm” có đơn giản, mới biết thế nào là đủ, không tham lam; “nhân” có đơn giản mới biết mình không kiêu căng. Làm một người mộc mạc, đơn giản, ăn những món ăn đơn giản nhất, sống một cuộc đời đơn giản nhất. Giữa xã hội phức tạp, học cách “hóa tạp thành giản”, mới giữ được sự bình yên và điềm tĩnh trong thân tâm.

02

Khiêm tốn

“Đạo đức kinh” viết: “Bất tự kiến, cố minh; bất tự thị, cố chương; bất tự phạt, cố hữu công; bất tự quan, cố trường. Phu vi bất tranh, cố thiên hạ mạc năng dư chi tranh.”

Ý muốn nói không cố tình thể hiện bản thân, vì vậy mà càng phát sáng; không cho mình là nhất, vì vậy mà nổi bật; không kiêu căng, vì vậy mà càng có thành tích; không tâng bốc bản thân, vì vậy mà nhận được sự tôn trọng; những người có tính cách khiêm tốn, trước giờ không tranh giành với ai, thế gian cũng chẳng ai làm hại tới họ được.

Cây có mọc thành rừng thì vẫn bị gió thổi cho bật rễ, làm người đừng quá ra vẻ ta đây, cho mình là nhất, suốt ngày chỉ muốn thể hiện bản thân, nếu không sẽ rất dễ rước họa vào thân. Khiêm tốn mới là đạo bảo vệ bản thân được dài lâu.

03

“Đại trí nhược xuẩn” – giả ngốc

“Đạo đức kinh” viết: “Đại trực nhược khuất, đại xảo nhược chuyết, đại biện nhược nột.”

Ý muốn nói, người chính trực không bao giờ cố tình tỏ ra quá mạnh mẽ, trông họ có vẻ như rất dễ bị khuất phục; người khôn ngoan không dễ dàng bộc lộ hay khoe khoang bản thân, trông có vẻ khá ngốc nghếch; người giỏi ăn nói không bao giờ khoa trương tài hùng biện của mình, trông có vẻ khá chậm.

Ngốc không phải là ngu, mà là đi chắc hơn người khác. Người tưởng mình thông minh luôn tự cho mình là nhất, chỉ có người ngốc mới kiên trì chậm mà chắc. Giữa cái xã hội mà mà người người đều “tinh anh” như ngày nay, người giả ngốc ngược lại lại là người có phúc nhất.

Có người nói, thông minh khó, hồ đồ khó, từ thông minh mà chuyển sang hồ đồ thì còn khó hơn. Biết giả ngốc, giả hồ đồ đúng lúc mới là trí khôn con người.

04

Thuận theo tự nhiên

“Đạo đức kinh” viết: “Thiện vi sĩ giả bất võ, thiện chiến giả bất nộ, thiện thắng cố giả phật dư, thiện dụng nhân giả vi hạ. Thị vị bất tranh chi đức, thị vị dụng nhân chi lực, thị vị phối thiên, cổ chỉ cực dã.”

Ý muốn nói người giỏi làm việc thì không chủ trương dùng vũ lực; người giỏi đánh trận sẽ không dễ để đối thủ khích bác; người giỏi thắng địch sẽ không đánh nhau trực diện với quân địch; người giỏi dùng người sẽ tỏ ra khiêm tốn với người khác, đây gọi là làm không tranh, cũng là sức mạnh trong dùng người, đây gọi là biết hòa hợp với tự nhiên, là một chuẩn tắc trong cái đức của thời xưa.

“Vũ lực, kích động, chiến thắng, đấu tranh” … đều là những trạng thái quá cấp tiến, cũng là những thường thái mà con người cho rằng mình nên có, bởi lẽ con người ta thường cho rằng thế giới này có thể do tôi thống trị và kiểm soát, nhưng quan niệm này lại thường đi ngược lại với lẽ thường.

Ngược lại, một người, thuận theo tự nhiên, tuân theo quy luật của tự nhiên, vừa có thể tránh được tai họa, vừa cho thấy một sự khôn ngoan.

05

Nghĩ thoáng

“Đạo đức kinh” viết: “Phiêu phong bất chung triều, sậu vũ bất chung nhật.”

Ý muốn nói gió to cũng chẳng thổi suốt cả buổi sáng, mưa bão cũng chẳng rơi liên tục suốt cả ngày.

Đời người, mưa gió là chuyện thường tình, nắng rồi lại mưa, âm u rồi lại bừng sáng. Chỉ khi nghĩ thoáng ra, bạn mới có thể biến khó khăn trở thành tài sản và sức mạnh trong cuộc sống.

Khi còn nhỏ, chúng ta cho rằng hạnh phúc là một cái gì đó, có nó rồi chúng ta mới hạnh phúc; trưởng thành rồi, cho rằng hạnh phúc là một mục tiêu, hoàn thành được nó rồi ta mới hạnh phúc; còn hiện tại, cuối cùng cũng hiểu ra được rằng hạnh phúc chẳng qua chỉ là một kiểu nhận thức, nghĩ thông rồi tự nhiên sẽ hạnh phúc.

Con người ta thường nói: “Cảnh do tâm chuyển, tướng do tâm sinh”. Bất kể chuyện gì cũng đều có hai mặt của nó, có mặt tốt, có mặt xấu. Chúng ta không thể thay đổi được bản chất của sự việc, nhưng có thể lựa chọn góc nhìn nhận sự việc. Tâm thái tốt, vạn sự như ý; tâm thái thoáng, vạn sự bình an.

06

Tử tế

“Đạo đức kinh” nói: “Thiên đạo vô thân, thường dư thiện nhân.”

Ý muốn nói, ông trời luôn rất công bằng, luôn ưu ái cho những lương thiện, những người tử tế sẽ luôn nhận được phúc báo mà mình đáng được nhận.

Ông trời trước giờ không thiên vị ai, nhưng cũng không bao giờ đối xử tệ bạc với những người tử tế. Tử tế không nhất thiết là phải làm ra những hành động tử tế kinh thiên động địa tới đâu, mà là trong tâm luôn chứa đựng những suy nghĩ tử tế.

Cổ nhân nói, “phúc điền” tới từ “tâm địa”. Mọi “thiện nhân” đều sẽ thu lại được “thiện quả”, kẻ ban phát phúc lành ắt nhận lại được phúc khí. Phúc khí lớn nhất của một người nằm ở một trái tim lương thiện.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *