6 DẤU HIỆU CỦA VIỆC THAO TÚNG TÂM LÝ TRONG MỘT MỐI QUAN HỆ

Người thao túng bạn biết được điểm yếu của bạn là gì và sẽ sử dụng chúng để chống lại bạn. Nếu người thao túng đang hướng đến đạt được cái họ muốn từ bạn thì hành vi thao túng sẽ tiếp tục tiếp diễn cho đến khi bạn quyết định ngưng tình trạng này lại và chủ động tìm cách chấm dứt nó. Điều này khá khó khăn và bạn nên tìm kiếm hỗ trợ, đặc biệt là khi bạn đang tương tác với một người có hành vi thao túng trong thời gian dài.

Nếu ai đó liên tục khiến bạn cảm thấy cạn kiệt tinh thần, lo âu, sợ hãi hay nghi ngờ về những nhu cầu, suy nghĩ và cảm xúc của bản thân thì bạn có thể đang phải đối mặt với tình trạng bị thao túng tinh thần. Hãy nghe theo bản năng để nhận biết điều gì đang thực sự diễn ra.

1. Thao túng tâm lý

Một người thao túng tâm lý sẽ nói dối bạn, đổi lỗi cho bạn về mọi thứ, và xem nhẹ cảm xúc của bạn. Một ví dụ về thao túng tâm lý dạng gaslighting này có thể là những câu nói như “Em điên rồi”, hay “Em nhạy cảm quá rồi.”

Một người thao túng tâm lý sẽ cố khiến bạn cảm thấy bạn không xứng đáng được phép thể hiện con người thật của bạn và rằng những cảm xúc và cảm giác của bạn không có thật hoặc không có giá trị. Họ thao túng bạn để chối bỏ bất cứ những điều sai trái họ làm và để khẳng định sự kiểm soát của họ đối với suy nghĩ và hành vi của bạn.

2. Hành vi hung hăng thụ động

Ngược lại với giao tiếp trực tiếp, một người hung hăng thụ động không thể hiện cảm xúc thật của họ. Bạn đời của bạn có thể sử dụng những chiến thuật né tránh, như chủ động né tránh bạn hay tránh thảo luận về một số chủ đề nhất định. Mỉa mai có thể là một dấu hiệu khác của giao tiếp hung hăng thụ động.

Ví dụ, một người hành xử hung hăng thụ động có thể cố tìm kiếm sự chú ý bằng cách có những động tác làm lố – như thở dài hay bĩu môi. Họ có thể có những phản ứng cảm xúc thiếu chín chắn để “nhử”bạn hỏi họ đang gặp vấn đề gì mà không cần trực tiếp đến và nói thẳng.

3. Nói dối và đổi lỗi

Một người thao túng tinh thần rất hay né tránh chịu trách nhiệm cho hành vi của mình. Họ có thể nói dối trắng trợn hoặc thổi phồng những điều mô tả tốt đẹp về bản thân. Họ thậm chí còn đổi lỗi cho bạn, khiến bạn nghi ngờ bản thân và những thứ thực sự đã diễn ra (đây là một ví dụ khác về thao túng tâm lý gaslighting).

Mặc dù nhiều người trong chúng ta đều có những lời nói dối vô hại nhưng một người thao túng tinh thần bạn khả năng cao sẽ nói dối để lừa bạn.

4. Đe dọa và ép buộc.

Một người ép buộc bạn – bằng đe dọa và áp đặt để khiến bạn làm một điều gì đó – chính là đang có hành vi thao túng tinh thần bạn. Ví dụ, bạn đời của bạn dọa sẽ bỏ bạn vì bạn không làm theo chính xác những gì họ muốn bạn làm.

Họ có thể đe dọa bằng cách nói rằng họ sẽ tự làm tổn thương họ. Họ dọa tự hại chính họ để khiến bạn làm những gì họ muốn. Họ có thể làm hại bản thân họ hoặc không – nhưng chúng ta luôn luôn nên cân nhắc nghiêm túc hành vi tự hại.

Một người đe dọa tổn thương bản thân nên tìm kiếm hỗ trợ tư vấn từ một chuyên gia sức khỏe tâm thần.

Bạn có thể vừa khuyến khích đối phương tìm kiếm hỗ trợ, vừa củng cố những ranh giới giữa bạn và họ để bảo vệ an toàn cho thể chất và tinh thần của mình.

5. Ngừng quan tâm và có thái độ từ chối.

Một dấu hiệu khác của thao túng tinh thần là nửa kia “rụt mình” khỏi bạn. Có thể họ giữ im lặng với bạn nếu bạn làm điều gì đó họ không muốn bạn làm.

Họ có thể không chia sẻ thông tin, tình yêu thương hay thậm chí là tình dục để “trừng phạt” bạn, thậm chí là một thứ gì đó lớn lao khác. Họ có thể duy trì hành vi này hay tiếp tục không chia sẻ mọi thứ với bạn cho đến khi bạn làm cái họ muốn hay đến khi bạn thừa nhận lỗi lầm vốn không phải do bạn gây ra.

6. Cô lập

Một người muốn kiểm soát bạn có thể cố cắt đứt liên hệ của bạn với gia đình và bạn bè, đặc biệt là nếu có người thân nào của bạn thể hiện thái độ không thích hoặc không tin tưởng vào người đang thao túng bạn.

Mặt khác, người thao túng tinh thần còn cố gắng thu được hỗ trợ từ gia đình và bạn bè bạn vì lợi ích cá nhân của họ. Ví dụ, nếu nửa kia của bạn biết rằng bạn muốn bỏ họ, họ có thể thuyết phục gia đình và bạn bè của bạn nói giúp để bạn ở lại với họ.

Bạn đời của bạn có thể cố cô lập bạn hỏi hệ thống hỗ trợ, khiến bạn nghi ngờ quyết định tiếp tục thoát ra khỏi mối quan hệ của mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *