5 Tình huống bạn có thể nói dối trong buổi phỏng vấn xin việc

Chúng ta vẫn thường xuyên được khuyên bảo rằng không nên nói dối trong những buổi phỏng vấn xin việc vì HR có đôi mắt “tinh tường” có thể dễ dàng nhận ra sơ hở của bạn. Tuy nhiên, vẫn có những câu hỏi bạn có thể trả lời một cách khôn khéo để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Cùng Admin khám phá 5 tình huống sau đây nhé

1. Những kĩ năng bạn chưa thực sự thành thạo nhưng bạn biết cách để mài dũa nó

Kĩ năng là một trong những yếu tố rất quan trọng giúp bạn lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng. Bạn có thể đề cập đến những kĩ năng quan trọng phù hợp với công việc sắp tới song bạn phải đảm bảo rằng bạn đang trau dồi kĩ năng ấy nhé.

2. Điểm yếu lớn nhất của bạn

Đây là một câu hỏi rất phổ biến trong các buổi phỏng vấn. Bạn có thể không phải trả lời điểm yếu lớn nhất của mình, nhưng cũng hãy đừng dại gì mà đưa ra điểm yếu liên quan trực tiếp đến công việc mình đang ứng tuyển. Admin dám chắc rằng sẽ không có nhà tuyển dụng nào đủ “can đảm” để tuyển một người apply vào vị trí Data Analysis mà lại không có khả năng làm việc với các con số.

Khi gặp câu hỏi này, bạn nên trả lời điểm yếu mà không thực sự liên quan trực tiếp đến công việc bạn ứng tuyển và cách để bạn cải thiện nó. Ví dụ như bạn apply vào vị trí social media thì bạn có thể đề cập đến điểm yếu của mình là sự tự ti và bạn đang tích cực tham gia vào những câu lạc bộ, những buổi debate để rèn luyện khả năng đứng trước đám đông.

3. Suy nghĩ về những đồng nghiệp cũ hoặc sếp cũ

Nếu văn hóa công ty là một trong những lý do thực sự khiến bạn rời bỏ công việc trước đây, thì việc tiết lộ điều này với nhà tuyển dụng có thể không có lợi cho bạn. Thay vì nói xấu đồng nghiệp cũ hay sếp cũ, bạn có thể trả lời một cách khôn khéo rằng bạn muốn làm việc ở một môi trường cạnh tranh hơn, thử thách hơn để có thể phát triển những kĩ năng chuyên môn một cách toàn diện hơn.

4. Sở thích của bạn

Admin chắc chắn rằng sẽ có những bạn đam mê ăn pizza, sẵn sàng dành cả cuối tuần để “cày” Netflix hay thậm chí là lướt Tinder đến tận sáng. Tuy nhiên, việc đưa những sở thích như thế vào trong buổi phỏng vấn sẽ hoàn toàn vô nghĩa nếu chúng không thực sự liên quan đến công việc bạn ứng tuyển. Vì thế, hãy cố nghĩ xem những việc mình đã từng làm vào thời gian rảnh rỗi có thể giúp bạn “hạ gục” nhà tuyển dụng. Song, có một bạn cần lưu ý rằng bạn không nên “bịa” toàn bộ sở thích của bạn vì thử nghĩ xem, thật khó xử biết bao khi người chủ tương lai của bạn mời bạn đi chơi cầu lông vào cuối tuần tới và bạn thậm chí còn không biết phát cầu.

5. Nói về toàn bộ những nơi làm việc trước đây

Nếu bạn đã làm việc ở một nơi nào đó trong một khoảng thời gian rất ngắn hoặc nơi nó kết thúc không tốt, đừng nhắc lại nó. Bạn không bắt buộc phải cung cấp danh sách toàn diện về mọi thứ bạn đã làm. Tất cả chúng ta đều đã có những trải nghiệm tốt và xấu, vì vậy bây giờ là lúc bạn làm nổi bật những trải nghiệm tích cực

Không có công thức tính toán hoàn hảo nào để hoàn thành cuộc phỏng vấn xin việc. Và một số lời nói dối nhỏ để giúp bạn thúc đẩy là có thể chấp nhận được, nhưng hãy luôn trung thực và là cốt lõi của bản thân nhé

Nguồn: Ta đi làm với Tây

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *