- Personal Kanban
Bảng Kanban cổ điển chỉ có ba danh sách:
- To-Do – list: tất cả các hạng mục bạn cần hoàn thành sớm
- In progress – Đang thực hiện / Đang tiến hành – chứa các mục bạn hiện đang làm
- Finished – tất cả các mục bạn đã hoàn thành.
Bắt đầu bằng việc: Thêm các hoạt động vào to-do list. Sau khi thực hiện, chuyển sang danh sách đang tiến hành và khi hoàn thành rồi thì chuyển vào mục finishes.
Điểm lợi: Dễ kiểm soát được tiến độ, đảm bảo đúng deadline. Dễ hình dung.
- Time Blocking
Phân bổ thời gian hoàn thành cho mỗi đầu việc. Một khi đã “block – khoá”, khoá khoảng thời gian đó rồi, thì mình không thực hiện thêm các việc nào khác ngoài việc đó nữa.
Các biến thể của phương pháp này có thể bao gồm:
Time blocking – Sắp giờ cụ thể cho các tác vụ chuyên dụng.
Task batching -Nhóm những việc tương tự nhau rồi làm trong cùng một block
Day theme – Mỗi ngày dành riêng cho một dự án hoặc công việc.
Điểm lợi: Kiểm soát thời gian tốt, có hình dung trước về ngày của mình.
Điểm yếu: Khi có những việc đột xuất và cần linh hoạt, thì khả năng cao sẽ làm rối kế hoạch ban đầu. - The Eiseihouse Matrix
Lập danh sách tất cả các công việc bạn cần làm, sau đó xếp chúng thành bốn loại khác nhau.
Bốn loại này là:
Nhiệm vụ khẩn cấp và quan trọng => Làm luôn
Nhiệm vụ quan trọng nhưng không khẩn cấp => Lên kế hoạch
Nhiệm vụ khẩn cấp nhưng không quan trọng => Giao việc
Không phải nhiệm vụ khẩn cấp hoặc quan trọng => Tạm loại bỏ - Don’t Repeat Yourself Technique – DRY
Đây là một nguyên lý cơ bản nhất của lập trình được đưa ra nhằm mục đích hạn chế tối thiểu việc viết các đoạn code lặp đi lặp lại nhiều lần chỉ để thực hiện các công việc giống nhau trong ứng dụng. Ví dụ: các mẫu email, báo cáo, tài liệu: thay vì viết đi viết lại những gì về cơ bản giống nhau, thì mình tạo một mẫu cho nó và chỉnh sửa nó nếu cần.
=> Tự động hóa việc quản trị hàng ngày, bao gồm lập lịch họp, theo dõi thời gian, để giải phóng thêm thời gian và không gian đầu cho các nhiệm vụ quan trọng, phức tạp.
Một cách khác là làm thật nhiều một công việc và cố gắng nâng cao trình độ mỗi ngày cho tới khi biến nó được thành phản xạ tự nhiên của mình. => Tiết kiệm thời gian và năng lượng dành cho những việc khác. - Singletasking
Đơn nhiệm: Dành 100% sự tập trung của bạn cho một công việc cụ thể. Bộ não con người chỉ có thể tập trung vào một nhiệm vụ phức tạp tại một thời điểm và mỗi khi chúng ta chuyển ngữ cảnh sang việc khác, chúng ta sẽ làm giảm chất lượng công việc của mình.
Nguồn: Sưu tầm
Via: Này cô gái