Nên nhớ lời nói ra có sức nặng ngàn cân, có thể khiến một đời người hạnh phúc, nhưng cũng có thể thiêu đốt bình yên của một kiếp nhân sinh thành tro bụi.
– Chuyện không nói có, chuyện có nói không
Lời nói dối vốn có nhiều loại, xuất phát từ vô số nguyên nhân. Có những lời nói dối là vô tình, bị hoàn cảnh ép buộc, nhưng nếu biến lời nói dối thành quen thì chính là lỗi của bản thân.
Nếu nói dối chỉ để cho vui, lừa gạt, khoe khoang,… theo tời gian sẽ khiến danh tiếng, uy tín của bạn ngày càng bị mai một. Đặc biệt, lời nói dối với mục đích gây bất lợi, hoặc có ý trục lợi, tổn thương người khác thì tội nghiệp lại càng lớn. Nên nhớ lời nói ra có sức nặng ngàn cân, có thể khiến một đời người hạnh phúc, nhưng cũng có thể thiêu đốt bình yên của một kiếp nhân sinh thành tro bụi.
– Nói hai lời
Người nói hai lời là người sống thiếu chính kiến, thậm chí còn có ý đồ ly gián, gây tranh cãi trong tập thể để ngư ông lợi. Đây là kiểu người vô cùng đáng sợ, trong lòng họ luôn mang tâm ý hại người, tự tạo cho mình những ác nghiệp vô cùng nặng nề. Nên nhớ, những lời xúc phạm, xem thường sẽ giúp bạn hả dạ và nhanh chóng quên đi nhưng chúng sẽ là vết hằn lên tâm hồn đối phương mãi mãi. Vậy nên, bạn đừng dại khiến ai đớn đau bằng lời nói, đặc biệt là những người xem trọng bạn.
– Lời khoe khoang, bốc phét
Cổ nhân dạy: “xấu che, tốt khoe”. Người càng thông minh càng phải biết cái gì nên khoe ra cái gì nên giấu đi, không bao giờ khiến người khác phải khó chịu, mệt mỏi bởi những lời khoe mẽ của mình. Vốn dĩ, núi cao còn có núi khác cao hơn, những gì bạn tự hào lại là thứ người khác chẳng hề xem trọng, thậm chí còn dễ đắc tội người khác, rước họa về mình.
Nguồn: Tinh hoa