Để giúp bản thân mình thoát khỏi thói quen của sự cáu giận, bực bội thì trước tiên bạn cần hiểu rõ được hậu quả của việc không kiềm chế được cảm xúc để từ đó có sự điều chỉnh hành vi của mình.
1. Ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bản thân: Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì khi bạn nóng giận, cơ thể sẽ sản sinh ra hormone “catecholamine” ảnh hưởng tiêu cực tới hệ thần kinh trung ương. Hormone này sẽ khiến cho lượng đường huyết trong cơ thể sẽ tăng cao, các axit béo – độc tố gây hại cho gan và huyết dịch cũng không ngừng tăng lên.
2. Tạo ra hình ảnh xấu của bản thân trong mắt mọi người: Bạn là người thường xuyên cáu giận và khó kiểm soát được những giây phút nóng giận, cáu bẳn. Mặc dù chưa gây ra những hậu quả đáng tiếc nhưng vô hình chung bạn đã tự chụp lại hình ảnh không đẹp trong mắt mọi người. Nhìn thấy bạn, người xung quanh thấy được sự tiêu cực, một người khó nói chuyện, thiếu thân thiện…
3. Ảnh hưởng không tốt tới các mối quan hệ xung quanh: Không kiềm chế được cảm xúc bản thân là một nguyên nhân lớn gây ảnh hưởng tiêu cực tới các mối quan hệ xung quanh bạn. Những cảm xúc sai lệch khi nóng giận có thể trở thành liều thuốc độc giết chết cả một mối quan hệ dù đã được bạn xây dựng, vun vén từ lâu.
Khi nóng giận, con người ta dễ dàng nghĩ tới những hành động, những việc làm thiếu suy nghĩ, thiếu đúng đắn, đặc biệt là những người thường có thói quen đổ lỗi, nhìn nhận vấn đề thiếu khách quan. Nguy hiểm hơn, có những hành động nguy hiểm được thực hiện bởi những người nóng giận, không biết cách kiềm chế lại cảm xúc của mình làm tổn hại của sức khỏe, tính mạng của những người khác.
Vì vậy, hãy học cách, tập làm quen với việc kiềm chế, quản lí cảm xúc của chính mình.