Tóm tắt năm 2021 của mình nhé:
- Tháng 1-4: Đi làm và hoàn thành chương trình học
- Tháng 5: Nghỉ việc ở công ty start-up sau hơn 1 năm gắn bó
- Tháng 6-9: Thất nghiệp ở nhà, hoàn thành xong khóa luận và tốt nghiệp ra trường
- Tháng 10: On-board 1 công việc mới
- 30/11: Nghỉ việc -> Thất nghiệp
- 27/12: Nhận offer letter tại công ty mới
2021 mình đã chọn sai việc, nên mình đã xin nghỉ ngay sau khi kết thúc thử việc 2 tháng cận cuối năm. Có 2 lý do chính khiến mình quyết định nghỉ mặc dù cơ hội học hỏi nhiều, thu nhập hấp dẫn, môi trường làm việc tốt, công ty lại gần nhà, và tết thì gáy đến nơi rồi ấy -.-
1. Mình không happy với công việc.
1 ngày 8 tiếng (hoặc hơn) trên công ty, mình không vui vẻ. Không vui vẻ ở đây không phải vì đồng nghiệp chọc nên quạo, cũng không phải vì áp lực KPIs, … mà vì mình không thích bản thân công việc đấy.
Có thể các bạn sẽ thắc mắc, ủa không thích sao còn nhận job chi? Tìm goài thì mình phát hiện ra 2 lý do:
a, Khi nhận việc, mình không hiểu JD
Đấy là lần đầu mình đảm nhiệm vị trí này, cái sai của mình là không hiểu rõ từng gạch đầu dòng trong JD. Nên mình đã chọn 1 công việc mà mình tưởng sẽ phù hợp nhưng hóa ra không.
Ví dụ, JD nhân viên hành chính mình lượm trên google có ghi: “Theo dõi, làm các công việc liên quan đến văn phòng”. Thế cụ thể “làm các công việc liên quan đến văn phòng” là làm gì thì mình không có hiểu.
b, Khi nhận việc, mình xác định sai kỳ vọng
Lúc phỏng vấn được hỏi “Em kỳ vọng điều gì NHẤT khi apply công việc này?”, mình đã trả lời rõ ràng rành mạch:
Dạ cơ hội học hỏi để trở nên giỏi giang ạ!
Đúng là mình được học hỏi thật, đến lúc xin nghỉ mà mình còn chưa học hết tài liệu/ khóa học công ty cung cấp. Nhưng hóa ra đó không phải kỳ vọng lớn nhất của mình.
Nếu được trả lời lại, mình sẽ nói:
Em muốn làm việc khiến em vui vẻ, và em tạo ra giá trị từ công việc đó. Hai yếu tố này đi liền với nhau, không tách rời anh/ chị ạ.
2. Mình không tạo ra giá trị mình mong muốn.
Đây là hệ quả dễ hiểu khi nhận job không phù hợp với mình.
Vì công việc không phù hợp -> mình không năng suất ~ mình không tạo ra nhiều giá trị.
Vì công việc không phù hợp -> mình không tạo ra giá trị mình theo đuổi.
Công việc của mình là kết nối 2 đầu khách hàng. Và đó cũng là giá trị mình tạo ra: “kết nối phù hợp”. Nhưng giá trị mình theo đuổi lại là phát triển con người (thực ra sau khi nghỉ việc, connect the dots lại mình mới xác định được điều này).
Sai lầm thì rõ là có hậu quả rồi. Cái lúc xin nghỉ cũng muối mặt chứ. Lúc vào gáy rất to em muốn học hỏi, em muốn win được vị trí này bla bla, xong cái vô được học quá trời, thế mà đùng cái hồn nhiên xin nghỉ. Mình không phù hợp với công việc thì trước sau gì cũng phải nghỉ thôi. Nhưng việc mình xác định sai định hướng rồi ảnh hưởng đến sếp, đồng nghiệp, công ty khiến mình áy náy.
Sau 2 tuần thất nghiệp bế quan tỏa cảng tưởng trầm cảm đến nơi thì mình nhận ra nhờ có nước đi hơi khét này mà mình mới thu lượm được nhiều điều:
- Mình biết vai trò của việc hiểu rõ JD, nhất là khi nhảy sang 1 mảng mới
Công việc này giải quyết vấn đề gì? Task việc này cụ thể là làm gì? Stakeholders mình làm việc cùng gồm những ai? Gạch đầu dòng này chiếm bao nhiêu % thời gian làm việc của mình 1 ngày hoặc 1 tháng? …
- Mình biết hiện tại mình muốn điều gì trong công việc:
(1) Mình vui vẻ khi làm việc + (2) Mình tạo ra giá trị mình mong muốn
Hồi xưa mình không nghĩ phải làm việc khiến mình vui vẻ đâu, vì nghe có vẻ khá lý tưởng. Nhưng sau khi làm công việc mà mình không thích, gần như cả ngày mình không happy, mình đã biết thế nào là lễ hội.
Có 1 quote by tui thế này: You don’t need to be happy all the time but when you meet a challenge, ask yourself: “Do I want to fix it or quit?”
- Sai lầm không tệ đến thế
Mình hối hận vì đã chọn làm công việc ấy. Mình trách bản thân non trẻ và thiếu hiểu biết.
Nhưng rồi mình nhận ra, dù có sai lầm đấy hay không, mình vốn vẫn “ngu ngốc” như vậy, chỉ là sai lầm đến và chỉ ra cho mình biết điều đấy thôi. Nó đến để dạy mình bài học, quan trọng là mình có hiểu bài không, và mình muốn mình là ai sau sai lầm đó. Có nhiều lúc, nếu không sai, mình sẽ không biết thế nào là đúng.
Và sai lầm là một phần tất yếu của quá trình trưởng thành. Chỉ cần luôn cố gắng, mình tôn trọng và chấp nhận bản thân trên hành trình ấy. Mình chấp nhận mình “ngu ngốc” như vậy, miễn là mình đang trưởng thành.
À, tin vui là sau kỳ nghỉ tết Dương mình sẽ on-board công việc mới nè, hy vọng sẽ gắn bó với công ty thật lâu ^^.
Năm 2022 sắp đến rồi, chúc các bạn sẽ tìm ra và chinh phục được điều các bạn muốn!
Tặng bạn và mình lời nhắn nhé:
“That’s my biggest achievement in life. I know who I am. I love who I am. I love what I do and I like how I do it. And I like my mistakes, and I like the way I learn. And I like the pace with which I learn my mistakes. I don’t wanna be anybody else but me. And by knowing this, I want to continue figuring out who the f*ck I am. That’s it.”
– Zoe Saldana –
(Hiểu nôm na là: Tui yêu tui, yêu cách tui làm, tui học, tui thất bại. Tui yêu một tui trọn vẹn. ^^)