Nguyên nhân của thảm họa này là do các vòng đệm bằng cao su trong tên lửa đẩy con tàu đã bị hỏng do nhiệt độ xuống thấp vào ban đêm.
Chính sự cố này đã gây ra việc rò rỉ khí rất nóng có áp suất cao bên trong tên lửa đẩy ra ngoài và thổi trực tiếp vào bình nhiên liệu gắn ngoài và các phần lân cận. Các cấu trúc gắn kết tên lửa trong hệ thống phóng tàu nhanh chóng bị vỡ.
Một giây trước tai nạn, luồng khí này làm thủng bình nhiên liệu ngoài. Hỗn hợp hydro lỏng và oxy lỏng bên trong bình bị đốt nóng gây nổ lớn làm vỡ đôi bình nhiên liệu ngoài.
Tuy nhiên con tàu vẫn tiếp tục bay trên không trung nhưng bị mất ổn định. Cuối cùng hỗn hợp nhiên liệu còn lại phát nổ làm tàu tách khỏi bình nhiên liệu và tên lửa rồi mất hết lực đẩy cần thiết, các động cơ và cánh tàu rời ra, cabin và phần đầu của tàu tách khỏi khoang hàng hóa và tất cả cùng rơi xuống biển kết thúc quá trình hoạt động của tàu con thoi Challenger.
(Nguồn: wikipedia)
Khoa học tên lửa khó đến thế nào?
Khoa học tên lửa khó đến thế nào?
————————
Đáp: Jack Fraser, đại học Oxford (2018 – nay)
Thứ lỗi cho tôi vì đã nhắc lại câu chuyện đau lòng này.
Vào ngày 28/01/1986, con tàu vũ trụ mang tên Challenger đã phát nổ chỉ sau 73 giây cất cánh.
7 phi hành gia thiệt mạng.
Nguyên nhân ư?
Bởi vì những chiếc vòng bằng cao su bị hỏng do thời tiết trở nên lạnh bất thường.
Nếu chiếc vòng cao su bị hỏng có thể phá huỷ cả con tàu vũ trụ, thì biết bao nhiêu thứ có thể sai sót nữa cơ chứ?
1 con tàu vũ trụ có tới 2,5 triệu bộ phận cấu thành. Và nếu chỉ cần 1 trong số chúng bị sai sót vượt qua mức cho phép thì toàn bộ con tàu có thể nổ tan thành mây khói, và bao nhiêu mạng sống nữa sẽ bị tước đoạt.
Giới hạn cho việc phạm lỗi là cực kỳ nhỏ.
Khoa học tên lửa thực sự rất rất khó.
R.I.P
Người dịch: bổ sung thêm 1 vài thông tin liên quan.
————————
Nguồn: qr.ae/pNKrpb