Làm thế nào để giải thích về nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cho gia đình của bạn?

Làm thế nào để giải thích về nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cho gia đình của bạn?

Một phép ẩn dụ nhanh có thể giúp bạn giải thích công việc của mình tại bàn ăn tối
————————
Tác giả: Mischa Vaughn
Nếu đang làm việc trong lĩnh vực công nghệ, chắc bạn sẽ chẳng xa lạ gì với cái vẻ mặt khó hiểu của mọi người tại bàn ăn tối khi nghe bạn cố giải thích API là gì.
Dưới đây là 1 phép ẩn dụ giúp giải thích các khái niệm phổ biến liên quan đến lĩnh vực công nghệ phần mềm cho bạn bè và những người thân yêu của bạn.

Thiết lập

Công ty của bạn là 1 tiệm bánh. Những chiếc bánh được xem như những đoạn code. Có lúc, những chiếc bánh sẽ được bán trực tiếp cho người tiêu dùng (consumer software). Nhưng cũng có lúc, chúng sẽ được bán cho các doanh nghiệp (B2B software), sau đó những doanh nghiệp sẽ đem bánh đi bán cho người khác hoặc tự tiêu thụ chúng.

Vai trò

Product Manager (Giám đốc sản phẩm)
Bạn được giao nhiệm vụ tìm ra chiến lược cho tiệm bánh, hoặc 1 sản phẩm cụ thể nào đó: những loại gia vị và đặc điểm mà chiếc bánh nên có hoặc bổ sung thêm những món mới. Khi phát triển sản phẩm, bạn là đại diện cho tiếng nói của khách hàng. Bạn tổng hợp những phản hồi của họ để đưa ra ý tưởng mới (có thể là bổ sung hương vị mới hoặc tạo ra 1 loại bánh hoàn toàn mới). Sau đó bạn đưa ra quyết định để đảm bảo tiệm bánh của mình có thể đạt được quy mô và chất lượng mong muốn. Bạn không quản lý bếp trưởng hay thợ làm bánh mà bạn sẽ tập trung quản lý chiếc bánh: khi nào sẽ ra mắt, mục tiêu là gì, nhắm tới những khách hàng nào. Đôi khi, bạn có thể khám phá các sản phẩm hoàn toàn khác để tăng trải nghiệm của khách hàng khi đến tiệm bánh: cà phê, chương trình âm nhạc, dịch vụ ăn tối,…
Product Designer (Thiết kế sản phẩm)
Bạn giống như 1 bếp trưởng. Bạn xác định sự thèm muốn của khách hàng, thiết kế các công thức nấu nướng. Nhưng nhiệm vụ của bạn không chỉ là thiết kế, bạn còn phải quan tâm tới toàn bộ trải nghiệm của khách hàng với chúng: từ thực đơn tới cách đóng gói và hương vị của những chiếc bánh. Bạn đảm bảo là nhóm của mình đang nướng đúng loại bánh với đúng hương vị của chúng. Khi tạo ra 1 món mới, bạn sẽ nếm thử nó và xác định xem món mới đó có đáng để theo đuổi hay không.
Engineer (Kỹ sư)
Bạn là những người thợ làm bánh theo đúng nghĩa đen. Bạn biết cách làm tất cả các loại bánh khác nhau và cho chúng vào lò nướng. Bạn sử dụng tất cả các kỹ thuật cần thiết như: thái lựu, cắt nhỏ, áp chảo,… Từ bánh tart đến bánh nướng, bánh mì – bạn đều biết tất cả mọi thứ từ quy trình làm bánh, nhiệt độ cần thiết và cần sử dụng những dụng cụ nào để chiếc bánh trở nên hoàn hảo. Bạn làm việc với Product Manager và Product Designer để đảm bảo là bạn sẽ làm ra đúng chiếc bánh mà họ mong muốn. Đôi khi, bạn thấy 1 quyết định thiết kế khiến khó có thể duy trì việc nướng bánh như mong muốn, bạn sẽ chỉ ra những điều đó cho cả nhóm thấy. Nếu có 1 món mới, bạn sẽ xác định xem nó có khả thi về mặt kỹ thuật hay không. Nhưng bạn sẽ cố gắng học hỏi những công nghệ giúp bạn có thể hiện thực hóa những chiếc bánh mới đó.
Operations (Chuyên viên vận hành)
Hãy tưởng tượng tiệm bánh của bạn có quy mô lớn với hàng ngàn loại bánh ngọt được nướng trong cùng 1 chiếc lò với những yêu cầu về nhiệt độ và thời gian nướng khác nhau. Bạn có nhiệm vụ đảm bảo mọi thứ vận hành thật trôi chảy, mọi chiếc bánh ngọt đều được nướng và tới tay khách hàng. Nhưng chất lượng phải đảm bảo, không được quá nóng hoặc quá dễ bị vỡ vụn. Bạn cũng phải đảm bảo sự an toàn cho tiệm bánh (phòng cháy và chữa cháy) và luôn tìm cách để cải thiện mọi thứ hiệu quả hơn.
Product Marketing (Tiếp thị sản phẩm)
Bạn làm việc ở mặt tiền của tiệm bánh và thiết kế thực đơn. Nhiệm vụ của bạn là tìm thêm những khách hàng mới đến tiệm để dùng thử và mua bánh. Bạn cũng đưa ra những góp ý cho nhóm để đảm bảo là những khách hàng cũ sẽ quay lại.

Các thuật ngữ

API
Các nút bấm và ký hiệu số trên chiếc lò nướng.
Cloud
1 mạng lưới lò nướng lớn giúp sản phẩm của bạn có mặt khắp mọi nơi trên thế giới càng nhanh càng tốt.
Machine Learning (Học máy)
Những chiếc lò nướng ngày càng trở nên thông minh hơn và có thể tự động làm 1 số việc: tự động điều chỉnh nhiệt độ dựa vào tình trạng của chiếc bánh,… Nó cũng có thể giúp phát triển tiệm bánh bằng cách đưa ra các gợi ý cho khách hàng dựa vào lịch sử mua bánh của họ và những dữ liệu khác liên quan.
Pair Programming (Lập trình đôi)
2 thợ làm bánh làm việc cùng nhau, giúp đỡ lẫn nhau và bàn luận về cách xử lý những chiếc bánh khi có vấn đề xảy ra. Điều này giúp những chiếc bánh có chất lượng tốt hơn và hiệu quả làm việc nhóm cao hơn. Về cơ bản, 1 chiếc bánh được cả 2 người thợ cùng làm sẽ giúp chiếc bánh được nhào bột tốt hơn, nướng tốt hơn và nhanh hơn gấp 5 lần.
————————

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *