#152#MediumCÂU CHUYỆN CUỐI CÙNG CỦA ÔNG NỘIFiction fridayChuyên mục: P.S I LOVE

CÂU CHUYỆN CUỐI CÙNG CỦA ÔNG NỘI

Tác giả: Muhammad Nasrullah Khan

=============

Một mình chơi vơi trong những giấc mơ, thế giới quanh tôi thật kỳ diệu, tâm trạng rất đỗi vui vẻ nhưng cũng thật buồn.

Buổi sáng hôm sau đó, tôi đã bắt một chiếc bus quay về làng và ngắm thành phố khuất dạng dần sau màn xám mờ ảo. Tôi xuống bus và dừng lại bên bờ sông. Những tia nắng hoàng hôn chiếu rọi lên mặt nước, chúng làm tôi nhớ đến các bức tranh theo trường phái ấn tượng ghi lại cảm xúc của thiên nhiên chỉ bằng những chấm màu sắc.

Mọi thứ đã thay đổi cả, duy chỉ dòng sông này là vẫn như xưa. Thật khó có thể tin rằng đã ngần ấy thời gian trôi qua kể từ lần tôi quay lại thăm chốn này, tôi chẳng còn nhận ra mọi thứ nữa. Tôi quay người và bước đi trên con đường nhá nhem ánh sáng, hai bên đường là mấy căn nhà mái tranh nhỏ được lát đá hai bên. Bước đi lò mò trong bóng tối với hy vọng có thể tìm thấy quảng trường làng, nơi chí ít tôi có thể xác định vị trí của mình hoặc gặp được một người trong làng nếu may mắn. Tôi nhanh chóng thấm mệt nên quyết định liều mình gõ đại một căn nhà có cánh cửa đỏ. Nắm tay vừa dơ lên định gõ, từ xa tôi nhìn thấy một người đàn ông đang tiến vào làng cùng với một đàn dê và bò. Mặc dù trời đã bắt đầu mưa phùn phùn, nhưng tôi có thể cảm nhận được rõ sự yên bình và thư thái theo từng bước chân khi người đó đang dần tới gần. Khi người đó đến gần hơn nữa, tôi chợt nhận ra đó chính là ông nội của tôi. Sau khi nghỉ dạy, phần lớn thời gian ông dành để chăm sóc vật nuôi của mình.

Chẳng bao lâu, tiếng kêu “be be” phát ra từ bầy cừu của ông đã lấn át, nuốt trọn những âm thanh khác. Vài phút sau, chúng tôi mặt đối mặt. Tôi hít một hơi dài khi ông đến gần hơn. Tiếng chuông phát ra từ cổ của mấy con vật cũng một lớn hơn. Trái tim như có dòng nước ấm chảy qua khi thấy bộ râu bạc của ông phất phơ trong gió. Tôi thoải mái ôm choàng lấy ông.

“Cuối cùng con cũng về tới rồi,” ông cất tiếng.

“vâng thưa ông, chuyến đi không thuận lợi lắm”, tôi bước đi bên cạnh ông.

“Cuộc sống của con ở thành phố dạo này thế nào? Ta đã đọc bài báo con viết trên mục báo tuần trước. Ta thích những câu chữ con dùng. Rất thú vị.”

“Ổn cả ông ạ. Cuộc sống của con cứ trôi qua như tên lửa ấy. Thật khó để bắt kịp, nhưng con nghĩ mọi thứ đánh đổi đều xứng đáng. Con kiếm được kha khá tiền và cũng chẳng van nài điều gì hơn thế”.

Ông choàng cánh tay mình lên vai trôi khi chúng tôi đang sải bước về nhà, chiếc khăn choàng dày của ông giúp tôi tránh khỏi mấy hạt mưa vẫn đang rơi rả rích.

“Ông vẫn còn thích thời tiết này chứ ạ” – Tôi hỏi.

“Nếu có thứ gì ta yêu thích trên đời này, thì ắt hẳn nó phải là mưa. Thậm chí cho tới bây giờ, khi ta đã quá già, còn thời tiết cũng đã trở nên quá lạnh thì ta vẫn luôn trả lời khi nó vẫy gọi. Mưa luôn có sự ngọt ngào trong mùi hương của nó, và cả nguồn năng lượng mà mưa truyền cho ta nữa. Mọi cảm quan trong tanhư được đánh thức, thời gian như trôi chậm lại. Ta thấy nó đang chảy trong huyết quản của mình. Đôi khi ta tự hoài nghi, liệu có phải mình chỉ thích những cơn mưa chỉ để khác với tất cả những người ghét nó.”

Ông nhún vai, chân mày nhướng lên chạm lấy đường chân tóc.

“Hoặc có lẽ ta chỉ lơ đễnh đi một chút. Ta thích tiếng sấm vang rền qua nhà. Vì ta biết rằng khu vườn của mình đang được tưới nước tốt.”

Mưa ngày một nặng hạt hơn, nên chúng tôi tăng tốc độ di chuyển về nhà.

Tôi thấy mình đang ở trong một căn phòng chật chội nhưng cực kỳ ngăn nắp. Một khúc gỗ đang cháy nằm trong lò. Ông dẫn tôi tới một chiếc ghế khi mắt tôi đang cố thích nghi với bóng tối đen kịt, ông lầm bầm để tôi biết rằng trước đây nó là của ông. Khi ngồi xuống tôi nhận ra rằng mình không còn muốn ngoái đầu lại, bởi hơi ấm phát ra từ ngọn lửa đã đẩy lùi cái se lạnh trong phòng. Nhìn chằm chằm vào ngọn lửa, một cảm giác dễ chịu lan tràn qua tôi.

“Ông nội, lần cuối ông vào thành phố là từ bao giờ vậy ạ?”

“15 năm trước. Bố con đưa ta đi. Chưa đầy một tuần thì ta phát hiện ra mình chẳng thể sống nổi ở nơi đó. Thiên nhiên vẫy gọi ta vào mỗi sáng sớm, thế nên ta phải trở về.”

“Thiên nhiên đã nói gì thuyết phục ông trở về vậy ông?” Tôi hỏi khi đang hớp một ngụm từ chiếc cốc ông vừa đặt trước mặt.

“Mẹ thiên nhiên bảo bà ấy nhớ ta” – ông cười

“Con còn nhớ hồi còn bé con thích ở ngoài trời như thế nào không?”

Tôi cau mày hồi tưởng, còn ông xúc một thìa súp hầm nóng hổi bỏ vào miệng.

“Khi con còn bé, con rất yêu mùa hè, chủ yếu là vì con không thích đi giày. Khi trời mưa con rong chơi mải miết, quên cả việc con đang tự làm ướt chiếc quần sóc của mình. Ta còn nhớ con nói rằng cảm giác giẫm vào bùn thích thú tới mức độ nào khi nó len lỏi vào giữa các ngón chân của con. Bà nội thì luôn tức giận với ta vì một ngày bà phải lau dấu chân bùn của con tới mấy bận.”

Ký ức cứ thể chầm chậm lướt qua tâm trí tôi. Tôi còn nhớ mình thích thú thế nào với mấy con gà ông nuôi ở sân sau. Dù cố gắng thế nào tôi vẫn không thể bắt được một con, dù cho nhìn ông nội làm có vẻ rất dễ dàng. Tôi sẽ theo bà nội vào trong chuồng, tiếng gà mái râm rang như vang vọng bên tai. Tôi nhớ tới sự mềm mại của lớp lông vũ trượt trên lòng bàn tay mình.

“Ông nghĩ thế nào nếu chuyển về sống cùng con ở thành phố? Ý con là ông cũng đã già rồi, ông cần ai đó có thể chăm sóc cho mình. Con chỉ cảm thấy lo lắng khi ông sống một mình thôi, ông nội.”

“oh, nhưng ta đâu có ở một mình. Ta sống ở đây cùng với đất mẹ.” Mép cốc che đi gương mặt khi ông uống hết chỗ còn sót lại. Ông ngả người ra ghế, tay xoa xoa bụng, miệng nở nụ cười thật tươi. “Ta nghĩ chúng ta nên đi ngủ thôi.”

Buổi sáng ngày hôm sau, tôi thức giấc cùng lời phàn nàn như thường lệ của ông vì việc tôi ngủ quá muộn. Bữa sáng đã sẵn sàng, tôi tiến vào phòng bếp. Vẫn là món tôi yêu thích: Bơ tươi được phết đều lên bánh quy nướng, dĩ nhiên là đồ nhà làm. Sau bữa sáng, chúng tôi đi đến đồng cỏ. Tôi rất đỗi ngạc nhiên khi thấy ngựa và gia súc của ông tự di chuyển ra đồng mà không cần bất kỳ sự điều khiển nào. Từ gốc cây sồi chúng tôi đang ngồi, trông như thể chúng đang đi theo hướng ngọn gió vậy. Mùi cỏ mới cắt xộc vào mũi, tôi duỗi chân trên bãi cỏ mềm.

Khi tôi nằm cạnh ông, thật không khó để hiểu tại sao tình yêu dành cho trái đất này của ông vẫn nồng nàn như tình yêu mà chúng có. Nó đã là nàng thơ của cuộc đời ông kể từ khi cuộc đời ông bắt đầu. Tôi thư giãn hơn trong từng nhịp thở, nền đất ôm lấy dáng hình cơ thể tôi.

“Cảm giác thật tuyệt vời khi được chạm vào trái đất như thế này, ông nội ạ.”

“Con đang cảm nhận được tình yêu của nó đấy. Chúng ta đều được tạo ra từ nó. Tình yêu mà tạo hóa dành cho trái đất cũng vậy, ngài dành cho chúng ta, bởi vì chúng ta là một và chúng ta giống nhau. Đây-” ông đặt một cục đất vào bàn tay tôi “-là nơi chúng ta sinh ra và chúng ta phải nhớ lấy điều đó.”

Mắt ông mở lớn, ông kiến nghị tôi nên trở về chốn cũ. Ông hỏi tôi có biết tại sao bố tôi chết không. Tôi không trả lời, vì cái chết của bố tôi là một bí ẩn lớn.

“Bố của con, con trai cả của ta, đã bắt đầu cuộc đời mình như người con của đất mẹ. Nó cũng giống như con vậy. Thích dạo chơi ngoài vườn, tạo lối mòn và đường đi cho những chiếc xe đồ chơi vốn được bố con luôn giữ bên mình. Sự suy sụp của bố con bắt đầu khi nó chuyển đến thành phố. Không bao lâu sau, bố con mất kết nối với đất mẹ. Đó là lý do tại sao bố của con, con trai của ta lại ra đi khi còn quá trẻ như vậy.”

Ký ức chợt ùa về, tôi nhớ rằng bố mình đã cô đơn như thế nào. Ông dành phần lớn thời gian cô đơn một mình trong phòng. Mẹ và tôi tìm thấy bố chết trên trên ghế. Bố đã sống và chết trong im lặng. Điều đó có nghĩa ông đã không sống thật với chính mình.”

“Ông nội, con muốn biết thêm mối liên kết của ông với đất mẹ, và cả tuổi thơ của ông nữa.”

“Ta sẽ kể con nghe về cái cây yêu thích nhất của ta. Khi ta còn là một cậu bé, đó là lối thoát duy nhất của ta khỏi thế giới này. Ông điều chỉnh tư thế và hắng giọng “Đó là một ngày trời nóng, không khí ngột ngạt, nhiệt độ thì cao tới bức người. Cỏ vì thiếu nước nên ngả vàng và khô rom dưới chân ta. Bất chấp cái nóng át đi giác quan của mình, ta vẫn nghe thấy một bài hát thì thầm trong gió. Lá rung nhẹ vẫy vẫy hoạt động như một chiếc trống prôvăng, tiếng dế như cái đàn bốn giây quyện vào cùng tiếng vo ve của gió. Tất cả tạo nên một bản giao hưởng hoàn hảo.”

Mũi ông nội rít lên khi ông hít vào. Khi ngực không còn sức chứa ông mới từ từ thở đều nó ra bằng miệng. Vai ông thòng xuống một chút theo từng nhịp thở, cột sống của ông trở nên thẳng hơn. Tôi nhắm mắt lại, hòa với nhịp thở của ông, nhịp điệu đó sớm khớp với nhịp điệu của âm nhạc trong không khí. Khi đã hoàn toàn thoải mái, ông tiếp tục kể câu chuyện của mình.

“Và thế là ta tìm thấy nơi ẩn náu dưới cây thông già. Ta đã từng trèo lên đó, nằm nghỉ ở cành cây. Mặc dù hồi đó ta còn bé nhưng ta lại rất khỏe, khỏe hơn bao giờ hết. Hàng xóm gọi ta là đứa trẻ hoang dại. Ta vẫn chưa hoàn toàn hiểu tại sao họ lại gọi ta như thế, nhưng có lẽ là vì ta dám băng qua những con đường đầy sỏi với nhiệt độ như thiêu đốt bằng đôi chân trần của mình.”

“Giờ thì con nghĩ con đã là một đứa trẻ ngoan đó” tôi trêu chọc ông “Hầu hết thời gian là con… ngoan ngoãn.”

Ông nói với tôi rằng ông coi việc trèo cây là một thử thách như thế nào và nghe thấy những cành cây chế nhạo ông ra sao vì ông không đủ cao để chạm vào chúng. “vào những ngày không có sức để trèo lên, ta sẽ nhảy theo vòng tròn, những khán giả chính là các loài vật và bóng râm chính là sân khấu.”

Mặc dù ký ức về thời thơ ấu đã mờ dần trong tâm trí ông, thế nhưng cái cây và những cuộc phiêu lưu của ông cùng nó lại vô cùng sống động. Với ông, nó nhiều hơn là một cái cây, nó là cả cuộc đời.

Buổi tối ông gọi con chó của mình tới. Tiếng sủa trầm ấm của nó xen lẫn cùng tiếng bước đi của đàn gia súc như đang tạo thêm một bài hát cho ngày dài. “Nhìn mặt trời lặn kìa” ông nội chỉ.

Tôi liếc nhìn theo hướng tay của ông. Tôi không để ý lắm, vì tâm trí của tôi còn đang lạc trong cảnh mộng về việc bay lơ lửng.

“Nhìn lại đi. Nếu con chỉ nhìn lướt qua, con sẽ không thể nhìn thấy hết mọi thứ ở đó. Hầu hết mọi người đều không bao giờ học cách nhìn bằng trái tim của mình. Đôi mắt chỉ cho phép người ta nhìn thấy những gì bên ngoài. Thị giác chân chính cần thực hành. Nó bắt đầu bằng việc tin tưởng vào cảm xúc bên trong của con. “

Đó là đêm cuối cùng tôi ở với ông nội. Hôm sau ông đi bộ cùng tôi ra bến xe bus. Ông im lặng, khi xe bus xuất hiện, ông hôn đầu tôi và nói “Chúng ta thương yêu nhau nhưng chúng ta phải đi trên những con đường riêng. Tạm biệt.”

Tôi thấy ông tiến về phía mặt trời. Xe bus khởi hành, tôi vẫy tay tạm biệt ông nhưng ông đã tiến về phía mặt trời đang lặn dần. Tôi có thể thấy, ông và mặt trời – cả hai đều chìm vào một thế giới vô định.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *