#142Q: Kiến thức tâm lý nào có thể cứu một mạng người?A: Malky McEwan==============Đ…

Kiến thức tâm lý nào có thể cứu một mạng người?

Kiến thức tâm lý nào có thể cứu một mạng người?

A: Malky McEwan
==============
Đêm muộn trên đường Copenhagen.
Một gã đàn ông áp sát một người đàn ông khác, hắn liên tục đấm túi bụi vào mặt và hạ gục anh ta xuống đất. Nạn nhân ngã, đập đầu xuống vỉa hè và bất tỉnh.
Nhưng kẻ tấn công không dừng lại. Hắn tiếp tục đá vào nạn nhân vốn đang nằm úp sấp trên mặt đất thêm 47 cái và dẫm mạnh vào đầu của anh ấy.
Qua cảnh được ghi lại bởi CCTV, thời điểm xảy ra vụ việc có rất nhiều người qua đường. Dù trời đã khá khuya, xong đường vô vẫn vô cùng nhộn nhịp. Đèn đường có thể rất tối nhưng vẫn đủ ánh sáng để mọi người nhìn rõ mọi thứ xung quanh. Bất chấp cuộc tấn công kéo dài tới vài phút, thế nhưng chẳng một ai trong số những người qua đường có ý định tiến tới và ngăn cản cuộc tấn công.
Vụ việc này đã khiến các nhà tâm lý học trở nên bối rối: Tại sao không một ai can thiệp?
Đoạn phim CCTV là một trong 81 đoạn ghi lại các sự việc tương tự đang được các nhà nghiên cứu xem xét, đánh giá thông qua một chương trình nghiện cứu về “Hiệu ứng người ngoài cuộc”.
Thông qua các đoạn băng ghi hình, họ đã thống kê được có 764 người ngoài cuộc đã nghe và nhìn thấy đồng loại của mình bị hành hung, song họ chỉ bỏ đi và chẳng làm gì cả. Không một ai trong số đó tiến tới để cứu giúp các nạn nhân.
Tại sao vậy? Bởi vì có một thứ gọi là “Phân tán trách nhiệm”.
Người ngoài cuộc đầu tiên sẽ nhận biết tình huống, xác định đây là một trường hợp khẩn cấp, nhận trách nhiệm giúp đỡ, quyết định cách thức giúp đỡ và thực hiện quyết định giúp đỡ – ít nhất đó là quá trình mà hầu hết mọi người tự phản ứng.
Nhưng giờ đây khác biệt một chút, khi thời điểm đó có thêm nhiều người khác. Ở trong một đám đông khiến quá trình này bị cản trở.
Khi bạn một mình, xác định tình huống không có gì phức tạp vì bạn đang sử dụng chính sự đánh giá của bản thân. Nhưng khi ở trong một nhóm người lạ, một quá trình khác được gọi là “so sánh xã hội” diễn ra, trong đó mọi người nhìn vào phản ứng của những người khác để xác định tình huống.
Nếu những người khác không tỏ ra lo lắng hoặc không làm gì cả, khả năng nạn nhân được giúp đỡ sẽ giảm xuống đáng kể. Chúng ta tự cho rằng những người khác đó sẽ gánh lấy trách nhiệm cứu giúp nạn nhân.
Gánh nặng trách nhiệm bị giảm đi theo số lượng người chứng kiến ​​có mặt tại hiện trường.
“Ai đó sẽ gọi điện thoại cho cảnh sát ấy mà”
“Sẽ có người đủ sức hơn mình giúp đỡ thôi”
“Nếu có ai đó hành động, thì sự việc đã chẳng nghiêm trọng tới thế”
Càng có nhiều người thì khả năng bạn tham gia vào càng ít đi. Thế nhưng giờ đây bạn đã biết về hiệu ứng người ngoài cuộc.
Lần tới khi bạn bắt gặp một người nằm sóng xoài trên đường, hãy gọi cấp cứu. Nếu bạn chứng kiến một vụ móc túi, hãy hét lên “Tên trộm kia dừng lại!”.
Nếu tính mạng của ai đó đang gặp nguy hiểm, hãy chạm vào người gần bạn nhất và nói, ‘Chúng ta phải giúp người đó”. Một cái chạm nhẹ thôi cũng đã đủ để thôi thúc một người bắt đầu hành động.
Tranh thủ sự giúp đỡ của những người ngoài cuộc. Cho họ biết phải làm gì – bởi thiên hướng tự nhiên của con người chính là phản hồi lại các yêu cầu trực tiếp. Kiểm tra xem liệu họ hiểu những gì bạn đang yêu cầu hay không, ngay cả khi đó là một yêu cầu rất đơn giản, câu trả lời “có” cho các yêu cầu sẽ khiến mọi người bám sát kế hoạch hơn. Hãy yêu cầu họ để mắt đến tình trạng sự việc / cảnh sát / xe cứu thương. Mọi người cần một mục đích, ngay cả khi thực chất mục đích đó là không làm gì cả.
Hành động của bạn có thể cứu một mạng người.
——–
Link bài viết gốc: https://qr.ae/pNACbG

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *